'Hà Nội chung tay' vì người già neo đơn | Người tốt quanh ta | 02/05/2024

Từ những người xa lạ không nhà cửa, không nơi nương tựa, những người già neo đơn đã may mắn trở thành người một nhà ngay giữa lòng Thủ đô, tất cả là nhờ tâm huyết của dự án "Hà Nội chung tay". Trong suốt 17 tháng qua, dự án "Hà Nội chung tay" đã trở thành mái ấm cho những người cao tuổi vô gia cư.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Khuyến học phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển giáo dục và hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Với phương châm “Học tập suốt đời”, Hội đã trở thành cầu nối quan trọng giữa các nhà hảo tâm và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Những hành động đẹp, những việc làm ý nghĩa của những người nông dân đã tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, từ đó thay đổi nhận thức cũng như nâng cao trách nhiệm của người nông dân trong thời đại mới, góp phần xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

Năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, đó là nhận xét của người dân về ông Phạm Văn Long - Bí thư chi bộ Khu dân cư 21 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Trong 3 năm qua, trên cương vị Bí thư Chi bộ, ông Long luôn gương mẫu đi đầu, nhiệt tình, có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý với công việc, ở đâu nhân dân cần là bí thư có mặt bất kể nắng mưa, sớm tối.

Chị Phạm Thị Ly Na, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, là một cán bộ Hội năng động, có nhiều sáng kiến, xây dựng các mô hình hiệu quả, luôn hết lòng với hội viên, nhất là các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Vốn là cán bộ quản lý của ngành giáo dục, năm 2015, bà Trần Thị Bích Được (thôn Thượng, xã Đại Thanh, huyện Mê Linh) nghỉ hưu và về tham gia rất tích cực các hoạt động phong trào ở địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, bà đã được nhân dân trong thôn bầu là trưởng thôn với tín nhiệm rất cao.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều đời theo nghề tại làng mộc thôn Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, tuổi thơ anh Ngô Thái Bình gắn liền với tiếng đục, tiếng cưa. Trân quý nghề truyền thống của ông cha, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Bình trở về quê hương nối nghiệp gia đình.