Hà Nội công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô
Bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật
Về tổng thể, 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4 có quy mô nghiên cứu trên 2.700ha với yêu cầu chính là kiểm soát dân số, giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 dân; cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
Theo quy hoạch, khu vực phố cổ (thuộc quy hoạch phân khu H1-1A) là khu vực đô thị cổ có giá trị về lịch sử và văn hóa. Các chức năng chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư.
Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (thuộc quy hoạch phân khu H1-1B) là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Các chức năng chủ yếu là trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.
Khu phố cũ (thuộc quy hoạch phân khu đô thị H1-1C và một phần các quy hoạch phân khu H1-2, H1-3, H1-4) là khu đô thị cũ với nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hóa, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu là di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác.
Ngoài ra, khu vực hạn chế phát triển là phần còn lại của các quy hoạch phân khu H1-2, H1-3, H1-4 là khu vực cải tạo và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng. Các chức năng chủ yếu là nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị...
Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để thành phố xác định các dự án đầu tư xây dựng và triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý, chỉnh trang đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực di sản đô thị, làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội...
Tuy nhiên, để các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử thực hiện hiệu quả trong thực tiễn, lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát các quy định tại các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan đã được Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận trước thời điểm ban hành các quyết định này để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt và các quy định của Luật Kiến trúc.
Lãnh đạo thành phố đề nghị, căn cứ quy hoạch được duyệt và chức năng nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai theo lĩnh vực được phân công, phụ trách; kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch; xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
"Thành phố tin tưởng rằng, sau khi các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên cùng với đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt trong thời gian tới sẽ là cơ sở cho việc quản lý, phát triển đô thị tại khu vực nội đô lịch sử theo quy hoạch được duyệt, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững," ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm cam kết sẽ tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các đồ án quy hoạch phân khu và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.
Bổ sung tiện ích đô thị
Theo thiết kế, các quy hoạch phân khu nội đô lịch sử cơ bản tuân thủ định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
Cụ thể, đất công cộng đô thị, hỗn hợp là khoảng 284,54ha (đạt chỉ tiêu 4,39m2/người). Đất cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao đô thị khoảng 247,14ha (đạt chỉ tiêu 3,82m2/người).
Đất trường trung học phổ thông khoảng 18,34ha (đạt chỉ tiêu 0,28m2/người, tương ứng 7,1m2/học sinh). Đất giao thông đô thị khoảng 471,22ha (đạt chỉ tiêu 7,28m2/người).
Ngoài ra, đất cây xanh đơn vị ở là khoảng 34,61ha, đạt chỉ tiêu 0,53m2/người, gồm công viên, vườn hoa, sân chơi, không gian hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời... phục vụ nhân dân trong đơn vị ở. Đất dành cho trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non là khoảng 78,81ha, đạt chỉ tiêu 1,22m2/người...
Quy hoạch cũng xác định cấu trúc không gian khu vực nội đô lịch sử được tổ chức theo các tuyến trục và mạng lưới đường vành đai, hướng tâm, tạo thành các ô phố với lõi trung tâm. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng.
Các công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị tạo một số điểm nhấn cao tầng trên các trục tuyến phù hợp quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc công trình cao tầng được ban hành.
Tại các khu vực xây dựng công trình cao tầng, xem xét ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung tiện ích đô thị như cây xanh, bãi đỗ xe...
Tại Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ 3 (Giải Diên Hồng), diễn ra tối qua tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, 83 tác phẩm báo chí xuất sắc đã được vinh danh nhờ lan tỏa tích cực, phản ánh sinh động các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Nghị định 168 về tăng mức phạt vi phạm giao thông ra đời đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong việc tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, một trào lưu đang được nhiều người dùng mạng xã hội lan truyền với cái tên là 'đấu tố' - săn hình ảnh người vi phạm, đã biến một quy định pháp luật nghiêm minh trở thành trào lưu không đẹp.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam sáng 6/1, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu đơn vị nghiên cứu mô hình, bộ máy để sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ quản lý, vận hành các dự án đường sắt mới trong thời gian tới.
Sáng nay, 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Nghị định 168/2024 của Chính phủ với nhiều quy định mới về tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, trong đó có lỗi vượt đèn đỏ được nhiều cử tri quan tâm.
Theo kế hoạch công tác thanh tra UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành, trong năm nay, Sở Công Thương sẽ tiến hành thanh tra 40 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp bị thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
0