Hà Nội khánh thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long

(HanoiTV) - Ngày 11/10, tại Km0+130 (phía Bắc cầu Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành công trình cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội.

Dự lễ khánh thành có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh...

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu: Việc hoàn thành dự án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. Dự án góp phần thúc đẩy thông thương vận tải hành khách hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ. 

Dự án xây dựng đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long (cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long) do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài 5,36km, tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa của đường Phạm Văn Đồng mở rộng.

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, tuyến đường vành đai 3 thành phố Hà Nội, trong đó có đoạn tuyến từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long có một vị trí đặc biệt quan trọng. Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, giải quyết ùn tắc, tại nạn giao thông và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội.

Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.

Trong thời gian đưa vào khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục triển khai, tổ chức thi công hoàn chỉnh 6 nhánh Ram lên xuống tại các nút giao Hoàng Quốc Việt, Nam Thăng Long dự kiến hoàn thành vào quý II/2021; tiếp tục xây dựng 2 cầu kẹp song song với cầu Mai Dịch hiện tại.

Chú thích ảnh
Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long.
Chú thích ảnh
Cầu cạn có điểm khởi đầu từ ngã tư Mai Dịch-Phạm Văn Đồng, kết nối đến cầu Thăng Long, dài hơn 5km.
Chú thích ảnh
Các xe được đi trên đường trên cao gồm: Ô tô con, xe tải có trọng lượng toàn bộ dưới 5 tấn.
 
Chú thích ảnh
Cầu cạn xây dựng vĩnh cửu bằng thép, bêtông cốt thép… chịu được động đất cấp 7.
Chú thích ảnh
Tốc độ lưu thông tối đa trên cầu là 100km/h.
Chú thích ảnh
 6 đường dẫn lên xuống cầu sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới.
Chú thích ảnh
Các hạng mục như cầu đi bộ, đèn chiếu sáng... đã được đưa vào sử dụng.
Chú thích ảnh
Khi có cầu cạn đi qua, đường Phạm Văn Đồng được mở rộng thành 12 làn xe.
Chú thích ảnh
Cầu cạn này sẽ góp phần giảm ùn tắc đường Phạm Văn Đồng, kết nối giao thông từ trung tâm Hà Nội qua cầu Thăng Long đến sân bay Nội Bài.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

0

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên họp với các đơn vị liên quan về việc thúc đẩy tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai -Vĩnh Yên.

Trong tháng 4, nhiều chính sách mới có hiệu lực liên quan đến quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước; chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Việc sắp xếp, cắm biển báo giao thông ở TP. Hà Nội đang tồn tại một số bất cập khiến người đi đường gặp khó khăn trong quan sát.

Đợt không khí lạnh mới tràn về khiến thời tiết Hà Nội ngày 29/3 trở rét, ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; nhiệt độ giảm vào từ cuối tuần này.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối phó với sự lan tràn bạo lực mạng, việc trang bị các kiến thức phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết.

Ảnh hưởng của trận động đất mạnh hơn 7 độ ở Myanmar khiến nhiều toà nhà ở TP. HCM rung lắc, người dân sống và làm việc tại một số tòa nhà cao tầng đã tháo chạy xuống mặt đất.