Hà Nội: Sắp triển khai nâng cấp, thay thế 167 cầu yếu

Ngay khi UBND thành phố Hà Nội phê duyệt gói kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, Sở GTVT đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa các dự án vào triển khai trong thực tế.

Lối xuống nhỏ hẹp và chật chội, lòng cầu chỉ vừa đủ một người đi bộ hoặc xe đạp, xe máy lưu thông. Vậy nhưng, cây cầu phao lại là lối đi quan trọng của người dân 2 xã Hòa Nam (huyện Ứng Hòa), thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức) và các khu vực lân cận.

Ông Trịnh Văn Oanh, xã Hòa Nam, cho biết: "Các cháu đi lại rất nguy hiểm vì cầu quá cũ nát rồi. Bệnh viện Mỹ Đức ở đây, những ca cấp cứu khi mưa gió là không dám đi qua. Cấp cứu mà phải đi vòng cầu Tế Tiêu thì xa quá".

Theo đề xuất mới đây của huyện Ứng Hòa, cây cầu nằm trong danh mục sẽ xây mới để xóa bỏ mọi hạn chế, bất tiện gần 50 năm qua.

Sở GTVT đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, xác định 167 công trình cầu yếu trên địa bàn. Trong đó, có 53 cây cầu do cấp thành phố quản lý, 114 cây cầu do các quận, huyện, thị xã quản lý; chia làm 3 nhóm: cầu cần xây mới; cần cải tạo sửa chữa; cần tiếp tục theo dõi, duy tu.

Ông Đào Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Tài chính kế hoạch, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết: "Các cây cầu do thành phố quản lý có 25 cây cầu xây mới, Sở GTVT đang lập chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công. 16 cây cầu thành phố quản lý, chỉ cải tạo sửa chữa, sở đang khảo sát, lập đề cương để triển khai thực hiện. Còn các cây cầu do các quận, huyện quản, thành phố đã giao về các địa phương lập hồ sơ, đề xuát báo cáo chủ trương đầu tư.  Theo lộ trình, các cây cầu cải tạo, sửa chữa sẽ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế nên sẽ triển khai ngay. Còn các cây cầu lập theo hình thức đầu tư công bằng ngân sách thành phố thì đề xuất chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2024-2025 và triển khai xây mới giai đoạn 2026 - 2027".

Song song với công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa 167 cầu yếu trong đợt 1 này, Sở GTVT đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát hiện trạng và báo cáo gửi Sở GTVT làm căn cứ bổ sung danh mục cầu cũ, cầu tạm, cầu yếu trong các đợt tiếp theo, trình thành phố xem xét để có phương án nâng cấp, cải tạo, thay mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điều 36 trong Luật Thủ đô 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, tạo điều kiện đột phá để đội ngũ tri thức Thủ đô có thêm nhiều điều kiện phát triển.

Sau một thời gian dài trinh sát, Đội 3 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phát hiện một xưởng chế biến thịt bò, nội tạng động vật, chân gà “bẩn”, hết hạn sử dụng tại hộ kinh doanh Minh Quý thuộc xã Kim Quan huyện Thạch Thất. Qua đó, thu giữ 3,2 tấn thực phẩm vi phạm.

Dip cuối năm, gần Tết Nguyên đán luôn là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là thực phẩm trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Mới đây, 6 đối tượng trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe của nhiều bệnh viện lớn đã bị Công an quận Hà Đông phát hiện, tạm giữ để điều tra hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại hình ảnh một tài xế xe ôm công nghệ bị người đi bộ tấn công bằng vật nhọn. Sự việc xảy ra trên địa bàn phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng. Ngay khi nhận nguồn tin, cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành xác minh sự việc.

Ngày 7/1, Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố 5 bị can về tội danh "Mua bán người". Đồng thời, cũng mở rộng điều tra các hành vi liên quan như "Cho vay lãi nặng, Xuất nhập cảnh trái phép, Bắt giữ người trái pháp luật".