Hà Nội xây mới 10 chung cư cũ, phát triển căn hộ 40m2
UBND TP Hà Nội vừa dự thảo tờ trình về chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.
Theo đó, thành phố đặt mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025 có diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người; khu vực nông thôn đạt 28m2/người.
Về nhà ở xã hội, đến năm 2025, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bố trí, quy hoạch bổ sung quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp.
Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Đến năm 2030, phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở; triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại; phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Về nhà ở tái định cư, đến năm 2025, phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư. Đến năm 2030, phát triển mới khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhà ở thương mại, đến năm 2025, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở; căn hộ có diện tích tối thiểu 40 m2/căn hộ. Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.
Về nhà ở riêng lẻ, đến năm 2025, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 4,5 triệu m2 sàn/ năm. Đến năm 2030 phát triển mới khoảng 15,19 triệu m2 sàn, khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm.
Đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, theo đó tối thiểu đạt tỷ lệ % đối với từng loại hình trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án: 5% nhà ở cho thuê, 10% nhà ở cho thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình, căn hộ có diện tích tối thiểu 45 m2/căn hộ và giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.
Thành phố ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực mở rộng, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của thành phố.
Ưu tiên tập trung cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về nhà ở nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản, nâng cao chất lượng sống của người dân tại các chung cư, khu chung cư, góp phần cải tạo, chỉnh trang đô thị phát triển kinh tế đô thị Thủ đô, hướng tới phát triển đô thị xanh, văn minh hiện đại, bền vững.
Theo UBND thành phố, giai đoạn 2021 – 2030, tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn thành phố khoảng 1.868ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà ở khu vực đô thị khoảng 1.384ha, khu vực nông thôn khoảng 484ha.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn này khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách chỉ 11.700 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên họp với các đơn vị liên quan về việc thúc đẩy tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai -Vĩnh Yên.
Trong tháng 4, nhiều chính sách mới có hiệu lực liên quan đến quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước; chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Việc sắp xếp, cắm biển báo giao thông ở TP. Hà Nội đang tồn tại một số bất cập khiến người đi đường gặp khó khăn trong quan sát.
Đợt không khí lạnh mới tràn về khiến thời tiết Hà Nội ngày 29/3 trở rét, ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; nhiệt độ giảm vào từ cuối tuần này.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối phó với sự lan tràn bạo lực mạng, việc trang bị các kiến thức phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết.
Ảnh hưởng của trận động đất mạnh hơn 7 độ ở Myanmar khiến nhiều toà nhà ở TP. HCM rung lắc, người dân sống và làm việc tại một số tòa nhà cao tầng đã tháo chạy xuống mặt đất.
0