Hết quý I/2022, quỹ bình ổn giá xăng dầu đang âm gần 170 tỷ đồng

(HanoiTV) - Bộ Tài chính cho biết, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý I/2022, đến hết ngày 31/3 đang âm 169,920 tỷ đồng.

Theo đó, quý I năm 2022, từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/3, tổng số trích Quỹ bình ổn giá là 601,780 tỷ đồng, tổng số sử dụng Quỹ bình ổn giá là 1.671,421 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá dương trong quý I năm 2022 là 1,637 tỷ đồng; lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá âm trong quý I năm 2022 là 499 triệu đồng.

Trước đó số dư Quỹ bình ổn giá tại thời điểm 31/12 là 898,582 tỷ đồng.

Số quỹ âm lớn nhất thuộc về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), lên tới 1.095 tỷ đồng. Tiếp sau đó là quỹ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) âm 414,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Petro Bình Minh âm 110 tỷ đồng…

Bộ Tài chính cho biết, việc công khai quỹ bình ổn giá nhằm tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 (sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Kinh tế Vương quốc Anh vốn ảm đạm trong ba năm qua, được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong năm 2025.

Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục tăng cao nhưng cổ phiếu của doanh nghiệp vàng PNJ lại liên tục giảm sâu, tạo đáy trong vòng một năm.

Giá vàng ngày 30/3 giữ ở khoảng 3.085 USD/ounce, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.

Hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế, theo đề xuất của Bộ Tài chính.

40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm 40,7%, tương đương 16.500 tỷ đồng trong quý II/2025, theo ước tính của FiinRatings.

F&B là lĩnh vực có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, hiện đang có sự hồi phục mạnh mẽ tại Việt Nam.