Hội nghị lớn, kết quả nhỏ

Hội nghị cấp cao lần thứ 29 của LHQ về khí hậu trái đất (COP29) diễn ra ở thủ đô Baku của Azerbaijan đã kết thúc sau hai tuần với kết quả nhất định chứ không đến nỗi bị thất bại như một kịch bản kết cục nhiều khả năng có thể xảy ra.

Về cơ bản, COP29 diễn ra, kết thúc và đạt kết quả giống như nhiều hội nghị đã được tổ chức trước đó. Tức là thành phần tham dự rất đông đảo và đa dạng, các cuộc thảo luận và tranh luận rất sôi động và thậm chí còn cả gay gắt, các hoạt động vận động hành lang và tập hợp lực lượng được rất coi trọng; sự kiện phải đi vào hiệp phụ để đạt được sự nhất trí về bản tuyên bố chung giúp cho hội nghị không bị thất bại; kết quả đạt được không tương xứng với tầm vóc của sự kiện; sự đồng thuận quan điểm tại hội nghị vẫn chỉ tối thiểu và do đó kết quả đạt được cũng vẫn chỉ tối thiểu.

Cho dù nhỏ thì kết quả của Hội nghị COP29 ở Baku vẫn rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn bởi mọi tiến triển trong công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất, cho dù còn nhỏ và chưa thể đủ vẫn hơn không và vẫn giúp thế giới chống đỡ những tác động và hệ luỵ đầy nguy hại của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.

Kết quả đáng kể nhất của Hội nghị COP29 là các nước phát triển cam kết đóng góp hàng năm 300 tỷ USD trong thời gian 10 năm tới cho công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất. Con số này chỉ bằng khoảng một phần tư số tiền mà các nhà khoa học trên thế giới cho rằng cần để thành công trong công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất, nhưng cũng đã lớn gấp ba lần mức độ cam kết của các nước phát triển tại các hội nghị trước đấy.

Các cuộc tranh luận ở hội nghị tập trung chủ yếu vào việc tìm kiếm nguồn tài chính để chi cho công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất nên những chủ đề nội dung khác trên chương trình nghị sự bị lấn át, chẳng hạn như nội dung về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch hay xác định lại mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện cho việc giảm mức độ tăng của nhiệt độ trái đất.

Hội nghị đạt được thành quả nhất định, nhưng không ai hài lòng vì diễn biến không được toàn diện và vì tốc độ quá chậm chạp của công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất.

Bài học lớn nhất từ Hội nghị COP29 là thế giới phải thay đổi cách tiếp cận, các hội nghị tiếp theo không thể chỉ bàn về khía cạnh tài chính chung chung mà phải hướng tới phân bổ cụ thể trách nhiệm đóng góp tài chính, phải mở rộng phạm vi thành phần các nước đóng góp tài chính, phải ràng buộc các nước cam kết đóng góp tài chính vào trách nhiệm thực hiện cam kết và phải bàn thảo nhiều hơn về việc thực hiện những dự án, kế hoạch và chương trình cụ thể, phải coi trọng hơn tới các khía cạnh khác của việc chống biến đổi khí hậu trái đất. Ngoài ra, đã đến lúc phải cải tổ cơ bản khuôn khổ hội nghị này  để đạt được hiệu quả cao hơn trên thực tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Mỹ tiếp tục triển khai các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu của lực lượng Houthi tại Yemen, trong khuôn khổ chiến dịch quân sự kéo dài của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM).

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/4 cho biết, chính quyền của ông đang tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận thuế quan, đồng thời tiết lộ rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với ông.

Thị trưởng Kiev phát biểu trên BBC ngày 25/4 rằng, Ukraine có thể buộc phải từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga.

Elon Musk, người được Tổng thống Mỹ Donald Trump lựa chọn là người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) cho biết sẽ cắt giảm vai trò của mình trong Chính Phủ. Tuyên bố này được CEO Elon Musk đưa ra trong bối cảnh Tesla, hãng xe điện do ông điều hành, đang vật lộn với doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng.

Chính phủ Nhật Bản đã chính thức công bố một gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Chủ quyền đối với bán đảo Crimea đang trở thành nút thắt trong nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.