Hôm nay, tuyên án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm
Trải qua gần 1 tháng xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong vụ án này, Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được xác định vai trò chủ mưu và bị truy tố về ba tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM cho rằng, dựa trên tài liệu, chứng cứ và lời khai của các bị cáo liên quan, xác định bị cáo Lan đã chỉ đạo rút tiền từ Ngân hàng SCB để trả nợ. Bị cáo Lan cũng bị cáo buộc là người đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu trái phép không đúng quy định, dẫn đến mất khả năng thanh toán cho trái chủ.
Cho rằng bà Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu vụ án, Viện Kiểm sát đề nghị phạt bà Lan tù chung thân về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (gần 31.000 tỷ đồng), 12-13 năm tù về tội “Rửa tiền” (445.000 tỷ đồng) và 8-9 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” (4,5 tỷ USD). Tổng hợp hình phạt, bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân.
Các bị cáo còn lại, theo Viện Kiểm sát là phạm tội với vai trò đồng phạm, giúp sức cho bà Lan thực hiện các hành vi phạm tội.
Trên cơ sở cáo buộc bị cáo Lan đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu khống, tạo dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp, rồi bán trái phiếu cho hàng chục ngàn người dân nhằm huy động vốn cho các mục đích khác nhau, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ hậu quả vụ án với tổng số tiền hơn 30.000 tỉ đồng. Đây được xác định là số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt của hơn 35.000 bị hại là những người đầu tư trái phiếu khống trong vụ án.
Các cựu lãnh đạo SCB bị VKSND TP.HCM đề nghị các mức án như sau: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB): 24-27 năm tù, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới"; Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB): 17-19 năm tù, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới"; Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB): 14-16 năm tù, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền"; Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB): 10-12 năm tù, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới"; Thái Thị Thanh Thảo (cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale, thuộc SCB, Chi nhánh Sài Gòn): 5-6 năm tù, về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các bị cáo là người thân của bị cáo Lan bị đề nghị mức án từ 24 tháng tù đến 8 năm tù. Cụ thể, bị cáo Chu Lập Cơ – chồng bà Lan, bị đề nghị từ 24-30 tháng tù về tội "Rửa tiền". Bị cáo Trương Huệ Vân – cháu ruột bà Lan, bị đề nghị từ 6-8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cùng về tội danh này, bị cáo Ngô Thanh Nhã bị đề nghị từ 7-8 năm tù.
Trong lời nói sau cùng, Trương Mỹ Lan cho rằng mức án này là quá nghiêm khắc và mong tòa giảm nhẹ hình phạt, đồng thời cam kết sẽ khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường của vụ án, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên giữ nguyên sự tự nguyện khắc phục hậu quả vụ án, tịch thu hơn 1.749 tỉ đồng mà các bị cáo khác trong vụ án đã tự nguyện nộp khắc phục để khấu trừ nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Lan.
Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát cũng đề nghị tịch thu tài sản, đồ vật đối với các bị cáo liên quan đến hành vi phạm tội; hoàn trả tài sản cho những người không liên quan đến hành vi phạm tội; tịch thu, tiếp tục kê biên, phong tỏa bất động sản, tài khoản, cổ phần, cổ phiếu của bị cáo Trương Mỹ Lan; gỡ bỏ các biện pháp kê biên, phong tỏa cổ phần, tài khoản bất động sản đối với các bị cáo không phải chịu nghĩa vụ bồi thường trong vụ án.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát đề nghị tòa phân hóa vai trò, tính chất và mức độ phạm tội của từng bị cáo, đặc biệt xem xét giảm nhẹ đối với những người đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Tạ Hoàng Ngọc (sinh năm 1996) trú tại tỉnh Phú Thọ để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".
Trong thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sản xuất, buôn bán, tàng trữ trái phép hàng cấm là pháo nổ. Điều này cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về pháo vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là cận kề cuối năm.
Như Đài Hà Nội đã đưa tin, Phòng An ninh Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện Công ty Triệu nụ cười (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua bán đồng QFS (được gọi là tiền lượng tử) cho người dân.
Sáng 26/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 24 bị cáo, cùng nhiều bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, phiên tòa đã bất ngờ phải trì hoãn.
Tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 26/12, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa kê biên, thu giữ thêm nhiều tài sản liên quan đến đường dây lừa đảo trên không gian mạng của TikToker nổi tiếng Mr.Pips - Phó Đức Nam (sinh năm 1994, trú tại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
0