Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

Do các sông băng đánh dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy, do đó một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được điều chỉnh lại.

Hai quốc gia láng giềng, Thụy Sĩ và Italy, đã đạt được thỏa thuận thay đổi biên giới tại khu vực dưới đỉnh núi Matterhorn, một trong những đỉnh cao nhất của dãy Alps.

Thông thường, ranh giới giữa các quốc gia được xem như cố định, nhưng phần lớn biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy lại được xác định bởi sông băng và cánh đồng tuyết. Vào ngày 27/9, chính phủ Thụy Sĩ đã nhấn mạnh rằng: "Với sự tan chảy của các sông băng, những yếu tố tự nhiên này sẽ thay đổi và đồng thời xác định lại biên giới quốc gia".

Theo thông tin từ CNN, Thụy Sĩ và Italy đã đồng ý về các điều chỉnh biên giới từ năm 2023, và chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức phê duyệt việc thay đổi này vào ngày 27/9 vừa qua. Hiện tại, quy trình phê duyệt cũng đang được thực hiện tại Italy. Sau khi cả hai bên ký kết thỏa thuận, thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công bố.

Đỉnh Matterhorn tại dãy Alps - Ảnh: Getty.

Châu Âu đang trải qua quá trình nóng lên nhanh chóng nhất trên toàn cầu, và điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các sông băng. Tại Thụy Sĩ, sông băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, mất 4% thể tích trong năm 2023, chỉ đứng sau mức kỷ lục 6% vào năm trước. Ông Matthias Huss, nhà nghiên cứu sông băng tại trường đại học ETH Zürich, cho biết xu hướng này không có dấu hiệu dừng lại.

Dự báo cho thấy một nửa số sông băng trên thế giới có thể biến mất vào năm 2100, gây ra hàng loạt vấn đề, bao gồm nguy cơ lở đất và băng sụp đổ. Năm 2022, một sự cố sụp đổ sông băng ở dãy núi Alps của Italy đã khiến 11 người thiệt mạng.

Sự biến đổi của các sông băng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước ngọt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước trong những đợt nắng nóng.

Ông Huss nhận định rằng việc điều chỉnh biên giới quốc gia chỉ là "một tác dụng phụ nhỏ" của sự tan chảy của các sông băng. Tuy nhiên, nó phản ánh sự tác động sâu sắc đến bản đồ thế giới, làm nổi bật những thay đổi lớn lao mà một thế giới đang nóng lên đang gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Theo kênh telegram “Voevoda Broadcasts”, chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngày 28/4 là nạn nhân của một chiếc F-16 cũng của Ukraine hoạt động gần đó.

Một cuộc điều tra đang được tiến hành khẩn trương để tìm nguyên nhân chính xác dẫn tới sự cố mất điện quy mô lớn chưa từng có tại châu Âu vào ngày 28/4.

Các hãng truyền thông lớn của Canada đồng loạt dự đoán đảng Tự do sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước.

Dù quy mô sự cố mất điện rất lớn, lãnh đạo các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khẳng định hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy đây là một vụ tấn công mạng hay phá hoại có chủ đích.

Pakistan vừa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ phía Ấn Độ trong bối cảnh hai nước tiếp tục đổ lỗi lẫn nhau.

Một trăm ngày cầm quyền đầu tiên ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai được ông Donald Trump dự định kỷ niệm và tung hô bằng một cuộc mít tinh lớn ở bang Michigan, một trong những bang chiến trường mà ông Trump giành về được sau khi từng thua ông Joe Biden trước đó.