Khắc phục tình trạng dự án bỏ hoang, chậm tiến độ | Chuyện đô thị | 13/06/2023

Trong khi dân số cơ học không ngừng tăng nhanh, nhiều dự án nhà ở thiếu quỹ đất để phát triển, dẫn đến cung không đủ cầu, thế nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án "án binh bất động", nhiều khu đất hoang hóa gây lãng phí mà vẫn chưa có phương án giải quyết tối ưu. Nội dung này sẽ là chủ đề trao đổi của Chuyên mục "Chuyện đô thị" hôm nay với ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc buông lỏng quản lý thời gian qua đã tạo cơ hội cho các môi giới thổi giá, gây lũng đoạn thị trường. Tình trạng bong bóng BĐS cũng từ đó xuất hiện, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và thị trường nhà đất nói riêng. Sắp tới đây, khi Luật kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực, với những quy định cụ thể, chặt chẽ sẽ siết chặt hoạt động môi giới BĐS, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh BĐS lành mạnh, minh bạch hơn.

Nếu là người đang có nhu cầu mua nhà ở Hà Nội, trong thời gian qua quí vị hẳn đã thấy sự tăng giá cao đến bất thường. Chỉ trong vòng vài tháng, có căn hộ được môi giới báo 20-30 thậm chí tăng tới 50%. Vậy mức tăng đó có đúng thực tế hay không ? Nhu cầu mua của người dân có lớn tới vậy không và có giao dịch thật hay không?

Đã có rất nhiều vụ rủi ro liên quan đến mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Khách hàng là người phải chịu thiệt thòi. BĐS hình thành trong tương lai là loại hình cần có trên thị trường. Tuy nhiên, tính pháp lý của những dự án này cần phải được làm rõ. Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản bàn về vấn đề này trong luật Kinh doanh bất động sản 2023.

Chỉ trong ba tháng gần đây, nhiều đợt sương mù ô nhiễm khói bụi đã bao phủ bầu không khí ở nhiều nơi trong thành phố. Vậy đâu là nguyên nhân? Và giải pháp nào để xử lý ô nhiễm không khí tại các đô thị?

Phát triển giao thông xanh đang là xu thế tất yếu ở các đô thị trên thế giới. Với Việt Nam, giao thông xanh cũng là yêu cầu cấp thiết để xây dựng đô thị xanh và đô thị thông minh. Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Việc người dân sử dụng xe đạp, xe máy điện, ô tô điện, xe buýt chạy bằng khí nén CNG, tàu điện… chính là tham gia giao thông xanh.

Tại quận Ba Đình, sau hơn một năm thực hiện kế hoạch số 01 với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị. Tại nhiều nơi không còn xảy ra tình trạng tái diễn vi phạm trên các lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị và công cộng. Tuy nhiên, để duy trì những kết quả đã đạt được đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp mang tính lâu dài, bền vững.