Không để lãng phí tài sản công sau sáp nhập

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Trước khi có chủ trương sáp nhập, công sở xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hòa) được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà làm việc và hội trường rộng hàng nghìn m² rất khang trang. Sau khi sáp nhập hai xã Trầm Lộng và Hòa Lâm, lấy trụ sở Hòa Lâm là nơi làm việc thì trụ sở này chính thức đóng cửa.

Trầm Lộng là an toàn khu Xứ ủy Bắc Kỳ gắn với địa danh chùa Chòng, là trung tâm hoạt động của An toàn khu, nơi làm việc của các đồng chí Hoàng Quốc Việt; Đỗ Mười,... chính vì vậy, người dân Trầm Lộng rất muốn được sử dụng công sở này làm điểm sinh hoạt văn hóa, đón tiếp du khách khi về thăm quan An toàn khu.

Sau khi sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã, phường, hình thành 56 đơn vị hành chính mới, Hà Nội đã giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã, phường; tương đương với đó là 53 trụ sở làm việc của xã, phường và hàng trăm trường học, trạm y tế và các tài sản khác dôi dư. Bởi vậy, việc tính toán sử dụng hiệu quả tài sản công, trụ sở công và việc chống thất thoát tài sản rất cần được chú trọng.

Sau khi sáp nhập, các địa phương tăng quy mô về diện tích tự nhiên và dân số, thuận lợi cho việc hoạch định các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư... Tuy nhiên, công tác sắp xếp cán bộ dư thừa và xử lý tài sản cần sớm được giải quyết nhằm bảo đảm lộ trình sắp xếp đúng quy định, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tiếp theo, bởi đây chính là mấu chốt tạo sự ổn định của đơn vị sau sáp nhập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.

Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Khoảng 6h sáng ngày 6/1, trên tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa một xe khách giường nằm và xe đầu kéo khiến hàng chục người trên xe khách bị thương.

Năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt giai đoạn 1.

Nghị định 168 về tăng mức phạt vi phạm giao thông ra đời đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong việc tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, một trào lưu đang được nhiều người dùng mạng xã hội lan truyền với cái tên là 'đấu tố' - săn hình ảnh người vi phạm, đã biến một quy định pháp luật nghiêm minh trở thành trào lưu không đẹp.