Kiều bào về nước tham gia phát triển công nghệ cao
Trong số hơn 6 triệu kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, nhiều người mong muốn được góp sức mình cho công cuộc dựng xây, phát triển đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Nghĩa - chuyên gia trong lĩnh vực AI tại Australia đã mang sản phẩm AIbox mà mình và các đồng nghiệp nghiên cứu về giới thiệu ở Việt Nam. Theo anh, sự hỗ trợ của Chính phủ với những cơ chế, chính sách cụ thể là điều kiện cần thiết để thu hút sức mạnh của đội ngũ kiều bào đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ: "Sản phẩm này không phải của một mình cá nhân tôi tạo ra mà nó là kết quả của cả một tập thể trí thức ở nước ngoài đóng góp. Sự hỗ trợ của Chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài đưa sản phẩm của mình về đất nước. Điều này nó tạo động lực cho chúng tôi xây dựng một sản phẩm đưa về thị trường Việt Nam. Đồng thời chúng tôi thấy Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng".
![](https://cloudcdnvod.tek4tv.vn/Mam\attach\upload\04102022104733\image_1727222017.webp)
Sau 15 năm làm việc và nghiên cứu tại Nhật Bản, PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh đã quyết định về nước để hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Với quy mô dân số lớn và định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, ông cho rằng Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh cho hay: "Mong muốn sâu xa của tôi là muốn đóng góp một cái gì đấy cho quê hương mình bằng việc cụ thể, đó là trong vi mạch này, tôi nghĩ là điều đó sẽ cộng hưởng sức mạnh trong ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam".
Hiện nay, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đang có vai trò quan trọng trong những công ty hàng đầu thế giới. Kết nối, kêu gọi và hợp tác với những kiều bào có kinh nghiệm, trình độ trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo là việc cần thiết.
Các kiều bào cho rằng Việt Nam cần có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời có các chính sách rõ ràng và quy định phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết Mỹ sẽ không gửi quân đội tới Ukraine, đồng thời sẽ chuyển trọng trách hỗ trợ Kiev cho các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nhà lập pháp Hy Lạp đã bầu cựu Chủ tịch Quốc hội Constantine Tassoulas làm tổng thống mới của nước này. Quyết định này đánh dấu bước chuyển giao quan trọng khi ông Tassoulas sẽ kế nhiệm nữ tổng thống đầu tiên Katerina Sakellaropoulou.
Ngay sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, thảo luận về các giải pháp hòa bình cho Ukraine và tăng cường hợp tác song phương.
Rạng sáng 13/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài 1,5 giờ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trong đó hai bên đã thảo luận về các biện pháp nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào rạng sáng nay, 13/2, kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, trong đó hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề, chủ yếu là xung đột Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Saudi Arabia. Moscow vẫn chưa có phản hồi về đề nghị này.
0