Lãi suất tăng cao, người mua nhà nên làm gì?
Chị Nguyễn Thị Hương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội không khỏi lo lắng khi mặt bằng lãi suất ngân hàng liên tục nhích tăng.
Chị cho biết, khoản vay của nhà chị vừa kết thúc 1 năm hưởng lãi suất ưu đãi 6%/năm, ngân hàng thông báo áp dụng lãi suất thả nổi ở mức gần 10%/năm.
“Như vậy, mỗi tháng tôi sẽ phải trả lãi ngân hàng khoảng 10 triệu đồng thay vì 6,5 triệu đồng như trước. Các khoản chi tiêu khác trong gia đình cũng phải cân đối lại”, chị Hương nói.
Cũng theo chị, tới đây, lãi suất có thể tiếp tục sẽ tăng. Cứ đà này chị Hương sợ lãi suất vay mua nhà sẽ còn tăng tiếp, gánh nặng trả nợ hằng tháng với chị đang ngày một lớn.
Anh Trần Nhật Minh (Đống Đa, Hà Nội) cũng chia sẻ, 2 năm trước, anh vay trả góp ngân hàng 800 triệu đồng để mua căn hộ hơn 50m2. Năm đầu, anh được hỗ trợ mức lãi suất ưu đãi 6,8%/năm. Các năm sau, lãi suất thả nổi theo thị trường, dự kiến trong khoảng 8,5-9 %/năm.
Đầu tháng 10 vừa qua, anh vừa nhận được thông báo từ tháng 11 mức lãi suất áp dụng cho khoản vay của anh sẽ tăng lên gần 12%/năm. Thông tin này khiến anh đứng ngồi không yên. “Nếu lãi suất tiếp tục tăng thì những người mua nhà như chúng tôi thực sự lo lắng”, anh Minh nói.
Đưa ra lời khuyên cho khách hàng trong thời điểm lãi suất tăng cao, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh này, nếu đã đi vay, người mua sẽ chịu tác động tăng lãi suất theo hướng thả nổi. Vậy nên cần tính toán cân đối chi tiêu, xem xét khả năng thanh toán của bản thân, phải tính đến khả năng nếu không trả được nợ có thể bị bán giải chấp tài sản. Phải ưu tiên nghĩa vụ trả nợ lên hàng đầu và tính chuyện thanh khoản bớt các khoản đầu tư kém để tái cấu trúc dòng tiền tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao để tránh rủi ro.
Với người có ý định mua nhà trả góp, cần phải tính toán lãi suất về lâu dài, không để vượt quá năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, việc lãi suất cho vay tăng có thể sẽ tác động đến chi phí phát triển và khiến giá nhà tăng theo trong thời gian tới.
Còn TS Đinh Thế Hiển khuyến cáo người có nhu cầu mua nhà thật sự cần chuẩn bị tài chính và chấp nhận lãi suất tăng thêm 1-2 điểm %/năm để không thấy áp lực lớn. Bởi lẽ, vay mua nhà thường thời hạn dài 10-20 năm nên lãi suất tăng ở thời điểm này nhưng sẽ ổn định trong 1-2 năm tới. Riêng với những người thật sự chưa bức xúc về nhà ở và chưa nhất thiết phải vay bây giờ thì không nên vội để tránh việc trả lãi suất cao.
Các chuyên gia đều cho rằng, người vay mua nhà chỉ nên dành tối đa 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở để đảm bảo chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Việc trả lãi gốc hàng tháng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0