Liên Hiệp Quốc, Mỹ chỉ trích Nga tặng ngũ cốc
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi vừa được tổ chức, ông Putin đã hứa sẽ vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến 6 quốc gia châu Phi. 17 nguyên thủ quốc gia châu Phi, 32 quốc gia khác cử quan chức cấp cao hoặc đại sứ tham dự hội nghị.
Liên Hiệp Quốc, Mỹ chỉ trích
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres tuy không đề cập trực tiếp tới lời hứa của ông Putin, nhưng đã chỉ trích chung về vấn đề viện trợ ngũ cốc cho các nước đang phát triển.
Theo ông Guterres, việc này không thể bù đắp cho tác động của việc Nga cắt xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Hai quốc gia này đang là nhà cung cấp ngũ cốc chính cho toàn cầu. Ông Guterres cho biết việc ngũ cốc Ukraine rút khỏi thị trường sẽ khiến giá ngũ cốc tăng cao.
"Mọi người, mọi nơi đều phải trả mức giá cao hơn, đặc biệt ảnh hưởng đến các nước đang phát triển nơi người dân có thu nhập trung bình" - ông Guterres chỉ ra.
Đồng quan điểm, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết lời hứa tặng ngũ cốc cho châu Phi của Nga không bù đắp được cho việc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
"Vài khoản quyên góp cho một số quốc gia không thể thay thế hàng triệu tấn ngũ cốc xuất khẩu có vai trò ổn định giá lương thực trên toàn cầu", bà Karine Jean-Pierre nhận định.
Cả Nga và Ukraine đều là những nước cung cấp lượng lớn ngũ cốc. Một năm trước, hai nước này đã đồng ý về một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, mở lại ba cảng Biển Đen của Ukraine bị phong tỏa do giao tranh và đảm bảo rằng các tàu vào cảng sẽ không bị tấn công.
Nga đã từ chối gia hạn thỏa thuận vào tuần trước, phàn nàn rằng phần thỏa thuận liên quan đến Nga không được thực hiện.
Triển vọng Nga - Phi
Theo Hãng tin AP, việc xuất khẩu thực phẩm Nga sang châu Phi có thể giúp củng cố mối quan hệ giữa Matxcơva với lục địa 1,3 tỉ dân đang ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế. 54 quốc gia châu Phi tạo thành khối có nhiều phiếu bầu nhất tại Liên Hiệp Quốc, nhưng cũng là khối bị chia rẽ hơn bất kỳ khu vực nào khác.
Ngày 27-7, ông Putin đã công bố một số biện pháp để tăng cường quan hệ với châu Phi, bao gồm tăng tuyển sinh sinh viên châu lục này vào các trường đại học Nga và mở văn phòng cơ quan truyền thông nhà nước Nga ở nhiều nước châu Phi.
Cùng với ngũ cốc, một vấn đề khác nằm trong chương trình nghị sự là tập đoàn lính đánh thuê Wagner, do ông Yevgeny Prigozhin lãnh đạo. Tương lai của Wagner là vấn đề cấp bách đối với các quốc gia như Sudan, Mali và các nước khác ký hợp đồng với đơn vị này.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0