Nâng cao chất lượng hàng hóa – giải pháp căn cơ cho xuất khẩu nông sản
Nông sản ùn ứ - chuyện không phải lần đầu
Thời gian qua, 5000 xe tải chở nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và nông dân. Đáng nói là, câu chuyện này đã tái diễn nhiều năm nay. Tại cuộc họp báo chiều qua (12/1) của Bộ Công Thương, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc lần này chủ yếu do Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero Covid”, tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu vào một số thời điểm, duy trì biện pháp tăng cường quản lý rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, đàm phán về kiểm dịch COVID-19 còn chậm khiến cho 100% sản phẩm trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải kiểm dịch. Trong khi đó, trái cây Thái Lan chỉ phải kiểm dịch ở mức 30%.
Tuy nhiên, nguyên nhân nội tại và cố hữu nhiều năm nay, đó là sản xuất chưa bám sát với tín hiệu và nhu cầu thị trường nhập khẩu. Chất lượng và bao gói sản phẩm ở đâu đó còn chưa được quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng vẫn còn chậm, dẫn đến trong số các sản phẩm nông sản xuất khẩu không phải sản phẩm nào cũng đi được đường chính ngạch. Thực tế, đa phần nông sản Việt mới dừng lại ở hình thức trao đổi giữa cư dân biên giới để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, hiện Việt Nam mới đàm phán, xuất khẩu được 9 loại quả vào thị trường Trung Quốc đó là: Xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Nói cách khác, chỉ 9 loại trái cây trên mới được nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Còn những loại không có tên ở trên, trong đó có những loại mà Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang... buộc phải đi đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ.

Cần giải pháp căn cơ
GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ câu chuyện của ông khi thấy siêu thị gần nhà bán dưa hấu giải cứu vì hàng nghìn container hoa quả bị ách ở Lạng Sơn. “Tôi thấy doanh nghiệp giải thích rằng, dù mỗi năm vài lần phải kêu cứu do chính sách nhập khẩu hoa quả của Trung Quốc thay đổi, nhưng Việt Nam vẫn không muốn bỏ thị trường này. Một lý do chính là Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng nông sản cao như các thị trường khác, không yêu cầu các điều kiện bảo quản cao với hàng sau thu hoạch, chi phí vận chuyển rẻ” – ông nói.
Cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng, chúng ta cần phải nghĩ đến sản xuất sạch, ngon, xuất khẩu chính ngạch thì mới mong có thu nhập cao và sản lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu đi các nước có tiêu chuẩn cao như Nhật, châu Âu, Mỹ, Australia.
Bà Nguyễn Cẩm Trang cũng cho rằng, để giải quyết câu chuyện ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, cần quan tâm chất lượng nông sản xuất khẩu. Cần phải nâng tầm sản phẩm nông sản xuất khẩu để có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và thâm nhập được vào các thị trường, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã có FTA để tận dụng được ưu đãi thuế quan từ những thị trường này.
Về phía các địa phương, đặc biệt là các địa phương sản xuất cần xây dựng kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ. Bắc Giang, Hải Dương đã làm rất tốt việc chủ động kết nối giao thương ngay từ đầu vụ. Do đó, trong vài năm gần đây không có hiện tượng tắc nghẽn đối với vải thiều ở hai địa phương này.
Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp tích cực với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đàm phán về thông quan và kiểm dịch để có thể có thêm nhiều loại quả xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, giảm bớt tỷ lệ kiểm soát dịch đối với trái cây Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần giải quyết khâu logistic. Chính vì năng lực hoạt động logistics ở đâu đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu nên dẫn đến sự ùn tắc ở cảng biển, cước vận chuyển đường biển hay chi phí kho vận tăng cao. Đặc biệt, trong thời gian qua, xuất khẩu nông sản qua đường bộ gặp khó khăn càng đặt ra tầm quan trọng của việc chuyển sang phương thức vận tải khác như đường sắt, đường thủy.
Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục tăng cao nhưng cổ phiếu của doanh nghiệp vàng PNJ lại liên tục giảm sâu, tạo đáy trong vòng một năm.
Giá vàng ngày 30/3 giữ ở khoảng 3.085 USD/ounce, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.
Hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm 40,7%, tương đương 16.500 tỷ đồng trong quý II/2025, theo ước tính của FiinRatings.
F&B là lĩnh vực có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, hiện đang có sự hồi phục mạnh mẽ tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục đi ngang, thậm chí giảm về quanh mức 1.300 điểm.
0