Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(HanoiTV) - Ngày 22/12, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký Hiệp định Viện trợ cho Dự án “Hỗ trợ giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ” trị giá 5 triệu USD từ Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho Nữ doanh nhân (We-Fi) ủy thác cho ADB trực tiếp quản lý.

Thay mặt cho Chính phủ, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã ký kết hiệp định với ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam thay mặt cho ADB.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, chia sẻ: “Dù Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, song sự gián đoạn các chuỗi cung ứng, sự suy thoái kinh tế ở các thị trường xuất khẩu và sự sụt giảm trong du lịch đã làm chậm tốc độ của nền kinh tế. Để phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh, sự hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn cần thiết là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nhất là DNVVN do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19.”

Sự gián đoạn về kinh tế do COVID-19 giáng đòn mạnh nhất vào các DNVVN, vốn chỉ có nguồn lực rất hạn chế để ứng phó với các cú sốc kinh tế. Báo cáo của Tổng cục Thống kê trong tháng 6 năm 2020 cho thấy gần 30.000 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 38% so với nửa đầu năm 2019.

ADB hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

 Khoản viện trợ này sẽ tài trợ cho Dự án Cứu trợ COVID-19 cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, với mục tiêu khuyến khích các ngân hàng tham gia ở Việt Nam tái cơ cấu những khoản vay hiện thời hoặc mở rộng các khoản vay mới cho ít nhất 500 DNVVN do phụ nữ làm chủ. Nguồn vốn sẽ được giải ngân trên cơ sở “đến trước, phục vụ trước”, do vậy các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh để thu hút vốn và có động lực để tích cực chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp đủ điều kiện. Đã có năm ngân hàng tình nguyện tham gia chương trình này, gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. 

Lợi ích kinh tế của dự án có thể đến từ việc giúp các DNVVN do phụ nữ làm chủ tránh phá sản, duy trì việc làm và tiếp cận tín dụng tại thời điểm các ngân hàng giảm cho vay. Dự án này bổ sung cho chiến lược bao trùm tài chính của Chính phủ, được phê duyệt vào tháng 2 năm 2020, với sự chú trọng đặc biệt dành cho cả phụ nữ cũng như các DNVVN.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã duy trì xu hướng bơm ròng trên thị trường mở, với tổng quy mô hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3.

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) ghi nhận doanh thu 1.494 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 23%, còn 268 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm 2025.

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) công bố doanh thu quý I/2025 ước đạt 5.107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 508 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ 2024 và đạt 50,4% kế hoạch cả năm.

Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã: CEO) công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu hợp nhất 1.543 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 182 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2024.

Theo các chuyên gia, hiện Chính phủ và các doanh nghiệp cũng đã có những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực nếu bị tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ khép lại quý đầu tiên của năm với kết quả ảm đạm khi chịu áp lực từ các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.