Ngành gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào trước dịch COVID - 19?

(HanoiTV) - Dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2019 đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam. Lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp doanh nghiệp Việt đủ nguyên liệu từ nguồn này trong vòng 1-2 tháng nữa.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức sáng 28/9. Theo đó, hiện nay thị trường Trung Quốc là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng như dây đai, phụ kiện, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất và một số mặt hàng kim loại khác từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các loại ván là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% trong tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong cùng năm.

Dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2019 đã làm cho nguồn cung này hiện đang bị dừng lại. Lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp doanh nghiệp Việt đủ nguyên liệu từ nguồn này trong vòng 1-2 tháng nữa. Hết giai đoạn này, nếu dịch chưa dừng lại, các doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam sẽ cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế hoặc phải đình trệ sản xuất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Đáng chú ý, ngoài tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam, dịch COVID-19 còn tác động trực tiếp đến các nhà máy của Trung Quốc vận hành tại Việt Nam khi các nhà máy chưa được phép quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong tỏa dịch tại cả 2 quốc gia.

Doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng về nguồn cung trước dịch COVID - 19

Hiệp hội Gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam cũng cho biết, FDI trong ngành gỗ vẫn đang tăng mạnh. Năm 2019, có 99 dự án FDI mới đăng ký đầu tư vào ngành gỗ, tăng 48% so số dự án của năm 2018. Tổng số vốn đăng ký cho các dự án mới đạt trêm 726 triệu USD, tăng gần 170% so với vốn đăng ký của các dự án mới năm 2018.

Trong năm 2019, lần đầu tiên ngành gỗ đón nhận 1 dự án FDI của Hàn Quốc với quy mô vốn lên tới 163,2 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử của ngành. Cùng năm, ngành gỗ còn có thêm 4 dự án FDI với mỗi dự án có vốn đầu tư từ 50 triệu USD trở lên.

Số lượt các dự án FDI tăng vốn đầu tư trong năm 2019 tăng 36%, từ con số 36 lượt năm 2018 lên 49 lượt năm 2019. Tổng số vốn tăng thêm do các lượt tăng vốn đạt 364,7 triệu USD, tăng 220% so với vốn tăng của nhóm các hoạt đông này trong năm 2018.

Các giao dịch góp vốn mua cổ phần cũng sôi động hơn với 286 số lượt góp vốn, tăng 51% so với năm 2018. Tuy nhiên, tổng giá trị góp vốn mua cổ phần giảm 50% so với năm 2018, chỉ đạt 319,2 triệu USD trong năm 2019 (so với 633,9 triệu USD năm 2018).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Thị trường vàng chưa có dấu hiệu ngừng nóng khi giá vàng trong nước ngày 29/3 lại vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng một lần nữa dậy sóng khi giá vàng thế giới và trong nước hôm nay (28/3) đồng loạt tăng vọt.

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.

Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch 27/3, khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn này để đối phó với căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và sự lao dốc của thị trường chứng khoán.

Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.