Người Hà Nội ươm câu quan họ trên đất Phương Nam

Nghệ sĩ Quý Thăng, một người con Hà Nội tài hoa, với những trăn trở mong muốn giao thoa văn hoá hai miền đã mang những làn ca điệu nhạc đặc trưng của xứ Bắc lan toả ở miền Nam.

Câu chuyện về người con Hà Nội nơi đất khách

Nghệ sĩ Quý Thăng, quê gốc ở Bắc Ninh, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông mang trong mình cốt cách của người Hà Thành và lớn lên từ dòng sữa thấm đượm những làn điệu dân ca quan họ của mẹ.

Sau khi thi đậu chuyên ngành thanh nhạc dân tộc, Viện Âm nhạc và học ở phân viện 2 tại TP.HCM, ông đã có niềm tin với những tinh hoa văn hoá đất Bắc là dân ca quan họ rất đẹp và giàu bản sắc dân tộc cần được lan toả trên toàn quốc.

Ông còn là người sáng lập câu lạc bộ Quan họ đầu tiên mang tên Mười Nhớ, hoạt động tại TP HCM đến nay đã được 25 năm với nhiều cống hiến nghệ thuật.

NS Quý Thăng và Chủ tịch Hội Đồng hương Hà Nội tại TP.HCM

Người ươm mầm nghệ thuật trên đất Phương Nam

UNESCO công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh chính là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ sĩ Quý Thăng cho hay tên gọi của câu lạc bộ Mười Nhớ cũng chính là một làn điệu quan họ. Cái tên đó gợi nhắc khát khao phải làm được điều có ý nghĩa để không hổ thẹn với quê hương đất Bắc của ông. Người nghệ sĩ chân chính thực lòng muốn truyền dạy môn nghệ thuật truyền thống của của quê hương cho cộng đồng người Hà Nội nói riêng, người miền Bắc nói chung tại TP HCM và ươm mầm những giọng hát quan họ trong tương lai. Ông mong muốn âm nhạc truyền thống sẽ không bị lớp trẻ quay lưng khi biết truyền cho họ ngọn lửa tình yêu bằng chính sự đam mê của mình.

Giờ đây, khi đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, người nghệ sĩ vẫn không cho phép mình được ngơi nghỉ, từ ánh mắt đến chất giọng đến ngôn ngữ hình thể vẫn hoạt bát và tràn đầy nhiệt huyết nghệ thuật. Ở tuổi 71, ông vẫn tiếp tục quản lý CLB Mười Nhớ và tiếp tục công tác đào tạo thế hệ trẻ.

NS Quý Thăng tập xướng âm cùng CLB Mười Nhớ

Nghệ sĩ Quý Thăng chia sẻ: “Sài Gòn là quê hương thứ hai của tôi. Là một nghệ sĩ, tôi luôn hướng về thủ đô bằng những việc làm thiết thực nhất và sáng tác rất nhiều ca khúc, lời ca quan họ. Những tác phẩm nổi bật là ca khúc “người Hà Nội trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Sài Gòn gửi Thăng Long” được NSND Vương Hà, NSUT Thuý Đạt thể hiện, phát trên làn sóng của của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình TP.HCM. Dân ca quan họ Bắc Ninh là bản sắc văn hoá dân tộc và cần được truyền dạy, bảo tồn và phát huy, đó là lý do tôi thành lập câu lạc bộ Mười Nhớ. Tôi đã đồng hành với Hội Đồng hương Hà Nội và có những hành động thiết thực quyên góp, chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của các bé mồ côi, khuyết tật tại Củ Chi và Bình Dương. Dù ở bất cứ đâu, trên cương vị nào, những người con Hà Nội vẫn sẽ mãi đoàn kết và một lòng hướng về thủ đô yêu dấu”.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.