Nhiều ca nguy kịch do ngộ độc rượu
Gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân nam (30 tuổi, Bắc Ninh), vào Trung tâm Chống độc sau khi uống rượu bị nôn rất nhiều, kèm tình trạng nói ngọng, yếu tay... Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não cả 2 bên.
"Nguyên nhân là do bệnh nhân uống quá nhiều rượu, nôn nhiều dẫn đến mất nước, máu cô đặc dẫn đến việc dễ bị tắc mạch. Trường hợp này bị nhồi máu não là do uống quá nhiều rượu, không phải tai biến mạch máu não thông thường. Rượu mà bệnh nhân uống là rượu bình thường - rượu ethanol, không phải là rượu chứa độc chất methanol"- TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết.
Đến ngày 30/1, tức là sau gần 2 ngày điều trị, bệnh nhân có tiến triển hơn nhưng cơ thể vẫn rất yếu và chưa thể nói được bình thường.
Một trường hợp khác là bệnh nhân M. (49 tuổi, Thái Bình). Theo lời kể của gia đình, ngày mùng 6 Tết (ngày 27/1), anh uống nhiều rượu, trên đường về bị ngã xe xây xước đầu gối, không va đập đầu nhưng mắt nhìn tối sầm lại. Nửa đêm, người nhà thấy anh kêu đau mỏi người. Sáng hôm sau, anh có biểu hiện mệt nhiều, đau bụng, đau đầu, đi lại khó khăn nên được người nhà đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ methanol (cồn công nghiệp) trong máu rất cao (134,7 mg/dL).
Nằm điều trị đến ngày thứ 4, song tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa nặng, phải lọc máu, đặt ống nội khí quản.
TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu rượu bệnh nhân uống cho thấy đây là rượu rởm, hàm lượng methanol là 58%, chỉ 1% là rượu thông thường. Cùng uống rượu với bệnh nhân còn 6 người khác vì thế rất có thể có những trường hợp khác cũng bị ngộ độc methanol mà chưa có biểu hiện bệnh.
"Vì thế, chúng tôi đã vận động 6 người này lên để xét nghiệm. Kết quả có 4 người đến kiểm tra, trong đó chúng tôi phát hiện thêm 2 người có nồng độ methanol trong máu cao dù chưa có biểu hiện triệu chứng. 2 trường hợp còn lại có thể uống ít nên nồng độ methanol thấp", BS Nguyên cho biết.
Theo bác sĩ, rượu ethanol khi vào cơ thể chuyển hóa rất nhanh, trong khi đó methanol lại ngược lại tốc độ chuyển hóa, đào thải rất chậm (sau 7-8 ngày vẫn có thể tồn tại trong máu). Methanol khi vào người được cơ thể chuyển thành axit formic, là chất độc hơn methanol rất nhiều, gây tổn thương mắt, thần kinh...
Đặc biệt, trong Tết các bệnh nhân có thể uống nhiều loại rượu, rượu thông thường "cạnh tranh" với methanol, làm quá trình chuyển hóa methanol chậm hơn. Các biểu hiện ngộ độc methanol của bệnh nhân sẽ chậm hơn so với khi chỉ uống riêng rượu methanol. Tuy nhiên, ethanol chỉ "trói chân" tạm thời methanol, chỉ cần qua đêm methanol sẽ chuyển hóa thành chất độc.
Vì thế, nhiều người chủ quan nghĩ không sao, không đi kiểm tra song bỗng dưng một ngày thấy bị bệnh về mắt, đột quỵ mà không hề biết rằng là do ngộ độc rượu methanol từ mấy ngày trước.
Trong 2 ngày vừa qua, Trung tâm Chống độc tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc methanol với nhiều hình thức khác nhau: uống rượu rởm, cồn sát trùng rởm. Đáng tiếc đã có trường hợp tử vong là một bệnh nhân nam 46 tuổi, ở Vĩnh Phúc do uống phải cồn sát trùng rởm, thực chất là cồn công nghiệp methanol.
"Nhiều người vẫn chủ quan nghĩ rằng uống rượu thật, rượu xịn... thì "không sao" nhưng kể cả rượu thông thường nếu uống nhiều cũng có thể nguy hiểm tính mạng." BS Nguyên cho biết.
Các bác sĩ nhấn mạnh, rượu là một chất ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng của cơ thể. Rượu có thể ảnh hưởng đến não gây ức chế thần kinh trung ương, gây hôn mê, ảnh hưởng chức năng hô hấp gây ngừng thở, thở yếu, ảnh hưởng chức năng tim mạch, tụt huyết áp, ảnh hưởng đến đường máu chuyển hóa gây hạ đường huyết, hạ thân nhiệt... Đồng thời, rượu cũng là một chất làm mất khả năng kiểm soát, thậm chí chỉ uống ít. Do đó mọi người nên cố gắng hạn chế tối đa việc uống rượu. Sau khi uống không được điều khiển phương tiện giao thông.
Chuyên gia chống độc đặc biệt lưu ý người mắc bệnh lý về tim, động kinh, hô hấp, thể trạng gầy yếu… không nên uống rượu vì khi đã bị ngộ độc rượu thì thường rất nặng. Khi uống rượu thì phải ăn, đặc biệt thức ăn giàu năng lượng nguồn gốc từ tinh bột để tránh hạ đường huyết như cơm, cháo.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0