Những 'anh hùng bình dị' làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến đã tham gia phục vụ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá và sức sáng tạo, lực lượng này đã lập nên những kỳ tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu. 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ngày ấy chưa bao giờ quên trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Và trong những vệt ký ức bị thời gian bào mòn, họ vẫn không quên những đồng đội của mình đã nằm lại nơi chiến trường.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Bá Viết là chiến sĩ phụ sách thông tin liên lạc của Đại đội 388, Tiểu đoàn 89. Giờ đây, mái đầu đã bạc, nhưng những ký ức về cuộc tấn công cứ điểm Him Lam, trận đánh mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy vẫn còn rõ nét. Những ngày này khi cả nước hướng về Điện Biên, ông Viết lại nhớ đế những trận đánh ác liệt, và đặc biệt là nỗi nhớ những đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường năm xưa.

70 năm đã trôi qua… Những người lính năm xua nay bước chân đã chậm, đôi mắt cũng đã mờ. Nhưng gặp lại nhau trong sự kiện đầy ý nghĩa, cùng nhìn lại những bức ảnh, những vệt ký ức trong họ lại ùa về.

Những mảnh ghép sống động về Điện Biên Phủ

Tình đồng đội, đoàn kết, gắn bó vẫn là thứ mà những người lính Điện Biên mang theo mình đến tận hôm nay. 163 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ 10 tỉnh, thành đã có mặt tại cuộc gặp mặt tri ân tại Thanh Hóa. Những câu chuyện của họ vẫn được những thế hệ ngày nay nhắc nhớ và tri ân.

Bà Tô Thị Bích Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: "Việc mà các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Điện Biên Phủ, họ gặp nhau với những câu chuyện của năm 1954 như tái hiện trong lòng họ. Điều đó làm cho chúng ta cảm thấy mình hết sức có trách nhiệm và tổ chức cuộc gặp măt ý nghĩa.”

Những người lính đã đi qua chiến tranh, với họ ký ức về một thời hoa lửa, giờ như gió quét lá khô. Họ, những người lính Nguyên Phong thời đại Hồ Chí Minh đã “Bạch đầu quân sĩ tại”, song vẫn là những mảnh ghép sống động về Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, rất đỗi kiêu hùng sống giữa đời thường bình dị, an yên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.