Những dấu hiệu tâm lý cha mẹ cần biết để tránh tai nạn tự tử ở trẻ

(HanoiTV) - Thời gian gần đây, dư luận phản ánh một số trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự sát. Điều này gây ra sự chú ý và quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên.

Những sự việc đau lòng

Một trong những trường hợp đau lòng xảy ra vào hồi tháng 1. Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận một trẻ nam 13 tuổi, được phát hiện đã thắt cổ tự tử bằng khăn quàng đỏ trong nhà tắm.

Gần đây nhất, chỉ trong một ngày, liên tiếp 2 vụ trẻ vị thành niên (ở Hà Nội và Bắc Ninh) tự tử đã khiến nhiều người xót xa.

Cụ thể, ngày 1/4, một nam sinh 16 tuổi tại Hà Nội đã để lại thư tuyệt mệnh rồi trèo ra ban công từ tầng 28 nhảy xuống đất tử vong. Cùng ngày hôm đó, tại Bắc Ninh, một nữ sinh lớp 8 được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ cùng lá thư và nhật ký nói rằng "mình sắp đi xa."

Những sự việc đau lòng trên là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên với lo ngại khi những hành động ngày càng có xu hướng gia tăng.

Học sinh tự tử có liên quan đến những rối loạn xã hội?

Nói về nguyên nhân tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên là một phức hợp. Có khá nhiều những yếu tố nguy cơ đối với việc hình thành ý nghĩ tự tử và thực hiện hành vi tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể kể tới như:

Bị xâm hại hoặc bóc lột tình dục, bạo lực thân thể và tình cảm;

Các áp lực về học hành từ gia đình hoặc nhà trường, bị bắt nạt bạo lực học đường…. sự gắn bó với nhà trường và vị trí trường học;

Tình trạng sứt mẻ trong quan hệ tình cảm nam nữ hoặc người thân trong gia đình,….;

Tình trạng trầm cảm, lo âu, các cảm xúc buồn bã và vô vọng hoặc bị kích động, tác động bởi ma túy, chất kích thích …. cũng có liên quan đến ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử.

Đặc biệt ở Việt Nam trong 2 năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trẻ em và thanh thiếu niên phải cách ly xã hội. Các cơ sở vui chơi giải trí, phát triển văn hóa tinh thần trẻ em bị đóng cửa. Các em lại phải học online, nhiều em chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường, không được giao tiếp bạn bè và tiếp xúc xã hội và môi trường tự nhiên.

Đó là chưa kể đến nhiều gia đình, các em còn bị chửi mắng và bạo lực từ các thành viên của gia đình. Ngoài nguyên nhân từ các em thì còn có cả những nguyên nhân là do bản thân người lớn và các bậc cha mẹ cũng bị rơi vào tình trạng tương tự vì thế nhiều cha mẹ đã đổ mọi bực bội lên đầu con em mình….

Tất cả những nguyên nhân trên càng làm trầm trọng thêm vấn đề tâm lý xã hội của trẻ em.

Theo thông báo của UNICEF, có tới 29% thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trên thực tế đã có rất nhiều em đã bị rối nhiễu tâm trí, nhiều em chuyển thành bệnh thực thể như lo âu, trầm cảm... và hậu quả là những vụ thanh thiếu niên tự thương và tự tử rất thương tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng 90% nguyên nhân trẻ vị thành niên tự tử là do các bệnh lý về tâm thần. Nhưng nếu như vậy thì vô tình chúng ta đã bỏ quên mất vấn đề tâm lý xã hội, vì đây mới chính nguyên nhân gốc rễ dẫn tới sự rối loạn xã hội như bạo lực, xâm hại, sử dụng ma túy, cướp của, giết người, tự tử … gây rối loạn xã hội.

Gốc rễ của vấn đề phải tìm hiểu chính là do đâu học sinh bị trầm cảm? Đây là vấn đề tâm lý xã hội và chúng ta cần thiết phải có một sơ đồ nguyên nhân: Sức ép từ gia đình, nhà trường, môi trường học tập, bạn bè cùng trang lứa, tình cảm nam nữ và vấn đề yêu đương của học sinh, vấn đề bị lạm dụng, bạo lực, xâm hại tình dục, việc sử dụng ma tuý học đường do bị lôi kéo ép buộc…

Để cải thiện vấn đề này cần phải có sự vào cuộc và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của gia đình và nhà trường và ở cấp cộng đồng.

Muốn phòng ngừa tình trạng trẻ tự tử cần sự vào cuộc của cả nhà trường và gia đình

Làm sao để nhận biết trẻ muốn tự tử?

Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) cho biết, những trẻ muốn tự tử thường là người có tính cách nghệ sĩ, cảm xúc dễ thay đổi, vui buồn bất chợt, dễ xúc động…

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ có xu hướng bế tắc, trầm cảm thường là "không tiếp xúc với mọi người, bỏ cơm, hay khóc thầm… tức trẻ đã có những rối nhiễu tâm lý".

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để ý khi con có những đặc điểm dưới đây:

Trẻ hay buồn rầu, uể oải, mệt mỏi, trông sắc mặt chán nản;

Lạnh nhạt với các hoạt động mà trẻ vốn từng rất thích;

Bi quan về cuộc sống, bế tắc;

Tự ti, luôn cho rằng bản thân là kẻ thất bại, kém cỏi;

Thiếu tập trung, giảm trí nhớ;

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;

Ăn nhiều hoặc bỏ ăn;

Cảm xúc thay đổi bất chợt, đôi lúc cáu kỉnh nóng giận, tỏ ra thiếu hợp tác;

Đột ngột thay đổi ngoại hình (ăn mặc đẹp hơn); hoặc hành vi (đang ít nói bỗng trở nên vui vẻ, hòa đồng và giao tiếp nhiều hơn…);

Trong phòng hoặc cặp, ví cất giữ thuốc ngủ, các vật sắc nhọn hoặc dây;

Có những hành vi như muốn sắp xếp ổn thỏa mọi việc để được an lòng;

Những lời đe dọa tự tử dưới dạng trực tiếp ("Con sẽ tự sát") và gián tiếp ("Con ước mình có thể ngủ thiếp đi và không bao giờ thức dậy nữa").

Khi phát hiện con có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên quan tâm tới con cái, tâm sự cùng con, lắng nghe con để từng bước tháo gỡ các vấn đề mà con cảm thấy bế tắc. Khi nghi ngờ con cái có vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm phụ huynh cũng nên đưa con đi khám chuyên khoa tâm thần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

0

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Ban Quản lý dự án, nhà thầu sửa chữa các khe co giãn trên cao tốc Bắc - Nam có dấu hiệu vỡ bê tông, bong bật bu lông trước ngày 30/4.

Đội Sát hạch, cấp đổi GPLX cơ giới đường bộ - Công an thành phố đã tiếp nhận, xử lý trên 19.300 hồ sơ cấp, đổi GPLX, trong đó trên 52% hồ sơ nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đẩy mạnh các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là điều quan trọng để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc; đồng thời tạo ra động lực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm là mục tiêu được đề ra cho giai đoạn 2025 – 2030.

Đảm bảo an toàn thông tin, nhất là an toàn thông tin mạng là vấn đề thách thức lớn đối với các quốc gia và các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

"Hố tử thần" trên Quốc lộ 3B đến sáng 30/3 tiếp tục sụt lún sâu hơn và có xu hướng mở rộng, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông và người dân sinh sống xung quanh khu vực.