Phim Việt về tầng lớp bình dân - Xu hướng ăn khách mới
zCác phim hướng đến khán giả bình dân dễ truyền miệng với bộ phận lớn khán giả một năm chỉ ra rạp 1-2 lần. Có những người cả năm không ra rạp xem phim hoặc chỉ đi 1-2 lần, do điều kiện cũng như đặc thù khu vực họ sống (miền Tây, vùng sâu vùng xa). Chính vì thế, khi quyết định ra rạp bỏ tiền mua vé, họ sẽ rất chọn lọc. Với những phim có chủ đề hướng đến khán giả bình dân, khi chủ đề chạm được tới đối tượng này, khai thác sự gần gũi và nhận được sự đồng cảm, tính truyền miệng sẽ là rất lớn.
Phim về tầng lớp bình dân dễ có nhiều câu chuyện khai thác được về mâu thuẫn thế hệ, các mảnh đời cơ cực, những thứ dễ gây xúc động và tạo được thông điệp xã hội. Chính vì thế, nhiều câu chuyện như Bố già, Nhà bà nữ, Con nhót mót chồng có khả năng lấy nước mắt của khán giả, khiến số đông ra khỏi rạp cảm nhận được sự tác động rất lớn đến tâm lý, cảm xúc. Và khi họ chia sẻ câu chuyện, thông điệp đó lên trang cá nhân, nó trở thành viral và tạo trend, khiến những khán giả chưa xem phim sẽ tò mò và quyết xem bằng được để không bị lạc hậu với xu thế.
Phim về người nghèo còn là cơ hội để các diễn viên nổi tiếng, vốn quen thuộc với hình ảnh sang chảnh trên thảm đỏ hay các dự án quảng cáo thương mại, có cơ hội được làm mới hình ảnh, hóa thân vào những hình tượng khác hẳn họ ngoài đời. Và khi họ khiến cho khán giả của mình bất ngờ, chuyện kích cầu doanh thu và một lượng fan trung thành đi xem nhiều lần để ủng hộ thần tượng là lẽ đương nhiên.
Không chỉ ở nội dung câu chuyện hướng đến khán giả bình dân, mà bối cảnh phim cũng là yếu tố quan trọng, làm sao để toát lên sự chân thực, gần gũi. Bởi lẽ đó, không chỉ phim nói về giới nhà giàu mới cần bối cảnh tiền tỉ, mà phim về dân lao động cũng đòi hỏi mức độ đầu tư cao. Với “Bố già”, Một trong những dấu ấn đáng nhớ của phim có lẽ là cảnh mở đầu được quay bằng kỹ thuật one-shot, kinh phí cho cảnh quay này lên tới hơn 1 tỷ đồng, với gần 100 diễn viên quần chúng. Khung hình của cảnh phim bám theo từng nhân vật trong khu hẻm của ông Ba Sang (do Trấn Thành đóng), vẽ nên bức tranh toàn cảnh về xóm lao động nghèo. Máy quay từ trên cầu Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM tiến dần vào bên trong con hẻm lao động, đi lướt qua từng ngôi nhà, khái quát chân dung từng con người, vén màn mối quan hệ nhiều bi hài của từng hộ dân. Để tạo nên sự chân thật, ngoài câu chuyện, Trấn Thành cùng ê-kip đã phải bơm nước ngập đường cho những cảnh thành phố bị ngập sau mưa.
Ở phần 6 của thương hiệu điện ảnh Lật mặt, Lý Hải tiếp tục “chơi lớn”: mạnh tay xây dựng một dãy nhà trọ làm bối cảnh phim, hay chi tiền tỉ để phục dựng làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp) nhằm đem lại trải nghiệm điện ảnh đậm nét văn hóa. Ê-kíp Lật Mặt phải xây dựng nhiều lò nhuộm lát và bãi sân phơi lát - phơi chiếu, cũng như tái hiện phiên chợ chiếu ngày - đêm với quy mô còn hoành tráng hơn cả thời làng chiếu còn hưng thịnh. Bên cạnh đó, để bối cảnh thêm sống động, Lý Hải không ngần ngại “tất tay” mua hàng ngàn chiếc chiếu chỉ phục vụ mục đích ghi hình.
Điện ảnh Việt Nam đã và đang tạo ra nhiều tác phẩm phong phú về thể loại, đề tài; mặt bằng chất lượng phim được nâng cao, dần đáp ứng được nhu cầu giải trí, nghệ thuật ngày càng tăng của công chúng. Khi xu thế hàn gắn và chữa lành đang bùng nổ trên thế giới với rất nhiều tác phẩm ăn khách, việc các nhà làm phim Việt cũng hướng đến các câu chuyện, đề tài chữa lành đã góp phần giúp cho thị trường phim nội địa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Lần đầu tiên dàn diễn viên từ Avengers, X-Men và Fantastic Four cùng xuất hiện trên màn ảnh rộng trong bom tấn 'Avengers: Doomsday', mở ra một chương mới đầy kịch tính cho đế chế siêu anh hùng.
Đoàn làm phim “Âm dương lộ” đã lên tiếng xin lỗi sau khi gây tranh cãi bởi màn xuất hiện của các diễn viên bằng xe cứu thương tại sự kiện ra mắt phim tối 26/3.
Bộ phim “Nụ hôn bạc tỷ” của đạo diễn Thu Trang sẽ được trình chiếu tại Nhật Bản vào cuối tháng 3 trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Việt Nam 2025 được tổ chức tại Osaka.
"Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh" - phần phim thứ 45 về mèo máy sẽ ra rạp Việt từ ngày 23/5 tới.
1000 bộ trang phục được thiết kế dựa trên bối cảnh thời Nguyễn đã được Đạo diễn Victor Vũ đầu tư may thủ công cho riêng bộ phim điện ảnh “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu”.
1000 bộ trang phục được thiết kế dựa trên bối cảnh thời Nguyễn đã được Đạo diễn Victor Vũ đầu tư may thủ công cho riêng bộ phim điện ảnh “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu”.
0