Phụ nữ cao tuổi chịu nguy cơ cao phân biệt đối xử

Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống cô đơn một mình, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Sáng 22/5, tại Kỳ họp thứ 7, báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025; 25% chỉ tiêu đạt một phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.

Toàn cảnh phiên họp.

Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 9/4/2024, Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025-2027. Điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhất là việc tham gia chính trị của phụ nữ, tại các cấp.

Một số thách thức đối với vấn đề bình đẳng giới cũng được Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, tại nội dung thẩm tra báo cáo của Chính phủ như khoảng cách giới khi già hóa dân số. Phụ nữ Việt Nam chiếm 57,82% dân số cao tuổi và có tỷ lệ cao hơn so với nam giới là người cao tuổi ở tất cả các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới. Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống một mình, cô đơn, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.

Trên cơ sở báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 và báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, báo cáo làm rõ các vấn đề trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đã được nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan vào tối 1/4 giờ địa phương (rạng sáng 2/4 giờ Hà Nội).

Bộ Nội vụ cho biết 63 tỉnh, thành phố phải gửi đề án sắp xếp về Bộ này trước ngày 1/5.

Số xã, phường trên cả nước sẽ giảm từ 10.035 xuống còn khoảng 5.000, theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ vừa đề xuất quy định sát hạch, sàng lọc cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, trong bối cảnh sắp tới 85% nhiệm vụ cấp tỉnh sẽ được đưa về cấp xã.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã cùng Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde tham quan Hoàng thành Thăng Long vào sáng 1/4.