PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 11 đạt 50,8 điểm
Chỉ số PMI đạt 50,8 điểm trong tháng 11 đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp các điều kiện kinh doanh được cải thiện sau ảnh hưởng từ cơn bão Yagi hồi tháng 9. Tuy nhiên, mức điểm này giảm so với 51,2 điểm của tháng 10, phản ánh tốc độ tăng trưởng sản xuất chỉ ở mức khiêm tốn. Báo cáo cho thấy sản lượng và số lượng đơn hàng mới tăng chậm lại, chịu tác động từ sự suy yếu trong xuất khẩu. Số lượng đơn đặt hàng nước ngoài giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2023, làm giảm đà tăng trưởng chung.
Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp cắt giảm việc làm tháng thứ hai liên tiếp nhằm kiểm soát chi phí, dẫn đến lượng công việc tồn đọng tăng, dù tốc độ tăng đã chậm lại. Chi phí đầu vào tăng ở mức nhẹ, chủ yếu do nguồn cung khan hiếm và đồng tiền yếu, kéo theo giá đầu ra tăng tương ứng.
Bên cạnh đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục kéo dài. Hoạt động mua hàng và tồn kho nguyên liệu giảm đáng kể. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn lạc quan vào triển vọng năm tới, kỳ vọng nhu cầu cải thiện và các kế hoạch ra mắt sản phẩm mới sẽ thúc đẩy sản lượng.
Kinh tế Vương quốc Anh vốn ảm đạm trong ba năm qua, được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong năm 2025.
Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục tăng cao nhưng cổ phiếu của doanh nghiệp vàng PNJ lại liên tục giảm sâu, tạo đáy trong vòng một năm.
Giá vàng ngày 30/3 giữ ở khoảng 3.085 USD/ounce, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.
Hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm 40,7%, tương đương 16.500 tỷ đồng trong quý II/2025, theo ước tính của FiinRatings.
F&B là lĩnh vực có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, hiện đang có sự hồi phục mạnh mẽ tại Việt Nam.
0