Sớm ban hành cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân

Để đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, cần sớm ban hành các cơ chế đặc thù trong thu hút nhân lực và cơ chế cho địa phương có dự án thực hiện.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đây là nội dung được các đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đặc biệt nhấn mạnh trong phiên thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/2.

Phát biểu trên hội trường, đại biểu Trần Quốc Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) nhận định, việc khởi động lại dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là cơ hội, vinh dự lớn của tỉnh để trở thành trung tâm năng lượng sạch cả nước.

Hiện tại, có 1.300 hộ dân vùng lõi dự án cần được di dời. Gần 5.000 nhân khẩu cần được di dời luôn để sẵn sàng bàn giao nhà, đất.

Đại biểu Trần Quốc Nam cho hay: “Trong năm 2025, Chính phủ giao tỉnh Ninh Thuận phải thực hiện xong giải phóng mặt bằng, di dời và tái định cư cho người dân vùng dự án, tức là chỉ còn khoảng 10 tháng nữa để thực hiện việc này. Vì vậy, cùng với 7 chính sách đặc thù, cần đề xuất thêm 5 chính sách nữa cho địa phương, đặc biệt những nội dung này đều liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Đây là những nội dung rất quan trọng, cần phải có để tỉnh thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng".

Bên cạnh những chính sách đặc thù cho địa phương, đại biểu cho rằng, nhân lực là khâu then chốt để quyết định thành bại của dự án. Điện hạt nhân là lĩnh vực có công nghệ chuyên sâu đặc thù phức tạp, thế nhưng dự thảo nghị quyết chưa nêu cơ chế chính sách đặc thù đối với vấn đề đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) phát biểu: “Nguồn nhân lực để đáp ứng cho dự án cũng là một vấn đề lớn, nếu không đảm bảo thì ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cũng như vận hành nhà máy".

Giải trình các vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu hoàn thành dự án trong giai đoạn 2030-2031, phải sớm có các cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Theo đó, dự thảo nghị quyết đề xuất 5 nhóm chính sách đặc thù, trong đó có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến đào tạo nguồn nhân lực.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: “Chính phủ kính đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ngay tại kỳ họp này để làm cơ sở triển khai thực hiện, tận dụng các điều kiện thuận lợi tinh thần và khí thế tiên công vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc quan trọng ban đầu của dự án".

Với tinh thần cầu thị, khẩn trương, không cầu toàn nhưng cũng không nóng vội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau phiên thảo luận này, công tác thẩm tra, nghiên cứu bổ sung sẽ được thực hiện gấp rút để hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp. Điều này sẽ làm cơ sở để khẩn trương triển khai thực hiện dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar sáng 30/3. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì buổi lễ.

Ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm là mục tiêu được đề ra cho giai đoạn 2025 – 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; cung ứng đủ nguyên vật liệu để hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km cao tốc vào năm 2025.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế.

Xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chiều 29/3.

Bộ Công an Việt Nam đã cử Đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất, dự kiến có mặt tại Myanmar vào tối 30/3.