Tận dụng cơ hội từ CPTPP để xuất khẩu sang thị trường Canada
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “CPTPP – Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam” được Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (27/4) tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Hiệp định CPTPP chính thức được phê chuẩn vào 30 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019, được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
Trong số 11 quốc gia thành viên tham gia CPTPP, có bốn nước thuộc khu vực châu Mỹ là Canada, Mexico, Chile và Peru; và trong số này, Canada, Mexico và Peru là ba nước mà lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ FTA. Đây cũng là những quốc gia có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan rất cao cho hàng hóa Việt Nam ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, như Chile (95%), Canada (94,9%), Peru (81%) và Mexico (77%).
Sau hai năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD – tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD – tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.
3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực, cụ thể xuất khẩu sang Canada tăng 15% (đạt1,13 tỷ USD), Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD), Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, Canada có 36 triệu dân; là quốc gia nhập siêu nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn nếu biết tận dụng CPTPP. Các mặt hàng tiềm năng có thể xuất sang nước này, đó là nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ, gốm…. Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Điều cần làm với các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang quốc gia hiện nay, đó là cần tìm hiểu sâu về CPTPP, mức thuế ưu đãi, đàm phán với đối tác và cập nhật thị trường. Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về các cơ hội kết nối thị trường châu Mỹ thông qua CPTPP, các khối thương mại và FTA sẵn có của khu vực cũng trao đổi các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định CPTPP để phát triển xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Mỹ.
Kinh tế tư nhân đang là khu vực đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển, khiến doanh nghiệp khối này “chậm lớn”.
Chính phủ đã thông qua đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội nhằm thiết lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam vào năm 2035.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) ngày 28/3 đã điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 18/4 thay vì ngày 1/4 theo thông báo trước đó.
Theo quy định của EU, các hãng hàng không sử dụng 2% nhiên liệu SAF vào hỗn hợp nhiên liệu, sau đó tăng lên 6% vào năm 2030 trước khi lên mức 70% từ năm 2050.
Kịch bản tốt nhất của VN-Index năm nay là mốc 1.539 điểm còn nếu thị trường thận trọng hơn, VN-Index có thể ở ngưỡng 1.450 điểm.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có những phản ứng mạnh mẽ trước mức thuế quan mà chính quyền Mỹ đưa ra.
0