Tăng thuế nước giải khát có đường, nông dân phải chặt dừa?
Cơ bản, các ý kiến phát biểu đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng dự án luật cần xem xét nghiên cứu áp thuế đối với nước giải khát có đường.
Đóng góp ý kiến vào dự án luật, bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, cho rằng ban soạn thảo dự án luật cần xem xét nghiên cứu việc áp thuế đối với nước giải khát có đường. Trên thực tế, nhiều loại nước có hàm lượng đường cao hơn nước giải khát có đường. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường. Đại biểu cũng bày tỏ sự lo ngại về tác dụng ngược của đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng chỉ có nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng. Trong khi đó, trên thực tế, nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát. Hơn nữa, khái niệm nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam hẹp hơn nhiều so với khái niệm đồ uống có đường.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, cho rằng không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì. Như Brunei, Ấn độ, Chile, Phần Lan, Bỉ… là những quốc gia đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng đều. Trong khi đó, các quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như Nhật Bản hay Singapore lại có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất.
Đại biểu cho biết, ví dụ như nước dừa đóng hộp, không cần thêm đường, nước dừa tự nhiên đã có lượng đường tương đương 6 - 7g/100ml. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn Việt Nam thì nước dừa đóng hộp có thể được liệt vào nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đại biểu, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước dừa không chỉ ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp chế biến dừa đang kiệt quệ sau Covid-19 của tỉnh Bến Tre, mà còn ảnh hưởng đến hơn 200.000 nông dân trồng dừa vì không tiêu thụ được trái dừa, nguy cơ phải đốn dừa trồng cây khác. Trong khi cây dừa là cây có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể chịu được hạn, chịu được ngập và rễ dừa chống xói lở đất. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy uống nước dừa tốt cho sức khỏe, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra uống nước dừa dẫn đến thừa cân, béo phì. Đại biểu khẳng định, hiện chưa đủ cơ sở khẳng định việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa sẽ làm giảm bệnh thừa cân, béo phì, nhưng nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa có khả năng dẫn đến thất thu ngân sách của các địa phương có trồng dừa và thậm chí Trung ương còn phải hỗ trợ ngân sách cho các địa phương trồng dừa để khắc phục thiên tai do mất cây dừa.
Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác. Do vậy, đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân. Ở một khía cạnh khác, đại biểu đề nghị xem xét việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại nước uống này phải theo lộ trình.
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng tại điểm a, khoản 1, Điều 8 về thuế suất tiêu thụ đặc biệt và biểu thuế tiêu thụ đặc biệt, về đối tượng chịu thuế đối với hàng hóa là các loại thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định này phù hợp, song hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá từ 42,7% xuống 39,7% là cần thiết và đảm bảo lộ trình tăng thuế tuyệt đối từ nay đến năm 2030 đạt 10.000 đồng/bao thuốc lá.
Thời gian qua, số vụ thanh, thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng với tính chất manh động, côn đồ ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, công tác xử lý của lực lượng chức năng còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng đang ở độ tuổi vị thành niên, chưa thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết.
Qua công tác tuần tra kiểm soát, tổ công tác Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Ba Vì phát hiện một nhóm thanh niên khoảng 10 đối tượng 15 - 16 tuổi mang theo nhiều hung khí như đao, tuýp sắt gắn dao phóng lợn, dùi cui điện để sẵn sàng gây rối.
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xưởng sản xuất gốm sứ Đức Minh (địa chỉ: Cụm công nghiệp Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đăng ký xe và sử dụng phần mềm hệ thống đăng ký xe cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông và công an các quận, huyện, thị xã.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thạch Thất đang xác minh đơn tố giác đối với Hoàng Văn Phương (sinh năm 1982; HKTT: phòng 1108, toà Star Tower, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi huỷ hoại tài sản.
Tối 26/11, Đội CSGT đường bộ số 14, phòng CSGT - Công an thành phố Hà Nội đã bố trí tổ công tác tuần tra, qua đó phát hiện, xử lý ba trường hợp xe tải chở quá chiều dài, chiều cao cho phép trên đường Nghiêm Xuân Yên, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.
0