Thi hài nạn nhân người Việt thiệt mạng tại Itaewon đã đưa về nước
Về tình hình bảo hộ công dân Việt Nam sau thảm kịch giẫm đạp trong lễ hội Halloween tại Itaewon, Seoul, Hàn Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, đến nay, đã xác nhận được một công dân Việt Nam sinh năm 2001 thiệt mạng và một công dân khác bị thương trong vụ tai nạn.
Ngay sau khi nhận được thông tin, thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã chủ động và kịp thời triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân như: Thăm hỏi, đến viếng và hỗ trợ xử lý các vấn đề hậu sự theo nguyện vọng của gia đình công dân.
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, đến chiều 2/11, thi hài của nạn nhân thiệt mạng trong vụ việc này đã được đưa về Việt Nam. “Một lần nữa chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình nạn nhân”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.
Cũng theo Người Phát ngôn, hiện nay, các đơn vị của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc thường xuyên với các cơ quan chức năng và đầu mối cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết trong trường hợp có phát hiện thêm có nạn nhân là công dân Việt Nam.
Trước đó, sáng 31/10, lễ viếng nữ công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Itaewon (Hàn Quốc) đã được tổ chức trang trọng tại nhà tang lễ Bệnh viện Bucheon thuộc Đại học Soonchunhyang. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đã gửi vòng hoa đến viếng.
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam, Tham tán Công sứ Nguyễn Việt Anh đã tới viếng và chia buồn với gia quyến nạn nhân. Sáng cùng ngày, Vụ Khu vực Bộ ngoại giao Hàn Quốc cũng gửi điện chia buồn đến Đại sứ quán Việt Nam và cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho tất cả các nạn nhân của thảm kịch Itaewon. Theo nguyện vọng của gia đình nữ sinh T, lễ viếng được tổ chức theo nghi thức đạo Phật, sau đó thi hài sẽ được đưa về Việt Nam để làm lễ an táng tại quê nhà.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.
0