Thí sinh Hà Nội thi môn Toán vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội diễn ra trong hai ngày 17 và 18/7, với gần 89.000 thí sinh tham dự, tăng gần 4.000 thí sinh so với năm ngoái.
Trong ngày thi đầu tiên hôm qua (17/7) thí sinh thi hai môn Ngữ văn và tiếng Anh. Hầu hết thí sinh đánh giá đề dễ và đạt điểm cao.
Năm nay, toàn thành phố có hơn 107.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, trong đó 88.920 em dự thi vào lớp 10. 113 trường công lập tuyển 64.110 chỉ tiêu, công lập tự chủ gần 2.800. Những em không vào công lập sẽ học trường ngoài công lập (hơn 21.400 chỉ tiêu), trung tâm giáo dục thường xuyên (hơn 8.000 chỉ tiêu) và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gần 8.500 chỉ tiêu).
Theo quy chế thi, nếu đã đăng ký dự tuyển vào trường trung học phổ thông công lập thì thí sinh phải làm đủ ba bài thi của kỳ thi gồm ngữ văn, ngoại ngữ và toán, tuyệt đối không được bỏ bài thi nào.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đáp ứng đủ ba yêu cầu: Làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm không.
Sau khi tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Chính phủ đã dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhằm bảo đảm quyền lợi trẻ em, Hà Nội tiếp tục cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Chiến dịch "Sưởi ấm con chữ vùng cao" của thầy trò trường liên cấp Everet đã bước sang năm thứ 9. Những bức tranh do các em học sinh nhà trường vẽ đã được bán đấu giá gây quỹ giúp điểm trường Khuổi Nộc.
Sáng nay, 20/1, hơn hai nghìn học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều, đã tham gia chạy để gây quỹ ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Trẻ cần học những gì ở mẫu giáo, tiểu học; AI và công nghệ mới có làm thay đổi yêu cầu giáo dục tương lai hay không… là những câu hỏi được các phụ huynh đặt ra tại Hội thảo giáo dục sáng tạo cho trẻ từ mầm non tới tiểu học diễn ra sáng nay, 19/1, tại trường mầm non Osaka, Long Biên, Hà Nội.
Tháo gỡ những bất cập tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tăng sự công bằng cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển là những yêu cầu đặt ra đối với dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025.
0