Thị trường vàng, dầu mỏ nóng lên giữa chiến sự Israel - Palestine
Ngày 7/10, Phong trào Hồi giáo Hamas đã tiến hành cuộc tấn công quân sự lớn nhất tại Israel trong nhiều thập kỷ, khiến nhiều người thiệt mạng và làm nổ ra đợt không kích đáp trả của Israel tại dải Gaza. Cuộc xung đột này cũng đã gây ra những tác động không hề nhỏ tới kinh tế chung toàn cầu, trong đó có thị trường vàng và dầu mỏ.
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động
Trong phiên sáng 9/10 tại châu Á, giữa thời điểm xung đột quân sự giữa các lực lượng của Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại khu vực dải Gaza gia tăng gây ra một số bất ổn chính trị ở Trung Đông, giá dầu đã tăng hơn 3 USD.
Giá dầu Brent tăng 3.95%, lên 87.92 USD/thùng vào lúc 6 giờ 20 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 3.44 USD, hay 4.16%, lên 86.23 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ Bank nhận định, rủi ro địa chính trị gia tăng tại Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu, với khả năng biến động mạnh hơn.
Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã tuyên bố về việc họ đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Israel và Gaza, đồng thời cũng bày tỏ quan điểm rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá liên quan những hậu quả về mặt kinh tế.
Trong khi đó, các nhà phân tích của ngân hàng CBA của Australia cho rằng, việc thị trường dầu mỏ bị siết chặt trong quý IV/2023 cùng với tình trạng nguồn cung bị gián đoạn do Iran cắt giảm xuất khẩu dầu, có thể đẩy giá dầu Brent tương lai vượt 100 USD/thùng trong ngắn hạn.
Giá vàng thế giới tăng vọt, giá vàng trong nước lập đỉnh
Reuters trích lời các nhà phân tích rằng, rủi ro địa chính trị tại Israel có thể đẩy giá vàng và đồng USD lên đỉnh mới, khi nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng và đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn. Cùng với đó, nhu cầu về trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng dự kiến sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
Hiện, nhu cầu mua vàng của giới đầu tư bắt đầu gia tăng. Giá vàng tại châu Á đã tăng vọt ngay sau khi Hamas khởi động cuộc tấn công nhằm vào Israel. Giá vàng thế giới đã tăng hơn 1%, lên mức 1.849,51 USD/ounce vào lúc 3h17 (giờ địa phương) ngày 9/10. Giá vàng tương lai của Mỹ đã tăng 1.1% lên 1.863,70 USD/ounce.
Nhà phân tích cấp cao Matt Simpson của City Index cho biết: “Vàng đã lấy lại vị thế của mình trên thị trường đầu tư sau sự kiện tại Israel vào cuối tuần qua”. Ông cũng nhận định rằng, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới và sẽ sớm phá vỡ mức 1.900 USD/ounce.
Giới chuyên gia nhận định, giá vàng tăng bất chấp hai tài sản sinh lời là lợi suất trái phiếu và đồng USD tăng là do xung đột gia tăng ở Dải Gaza. Căng thẳng địa chính trị leo thang sẽ khiến cho hoạt động kinh tế phần nào bị hạn chế, cùng với đó là các chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn cầu ít nhiều sẽ ảnh hưởng và làm gián đoạn nguồn cung.
Bên cạnh đó, không chỉ vàng, một số kim loại khác như bạc, bạch kim cũng bắt đầu tăng giá trở lại. Giá bạc giao ngay tăng 0.7% lên 21.75 USD/ounce, bạch kim tăng 0.6% lên 882.12 USD trong ngày 9/10.
Tại thị trường Việt Nam, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục duy trì đà tăng của mình. Trong phiên giao dịch sáng ngày 9/10, giá vàng hiện đã gần chạm đỉnh tại mốc 69.95 triệu đồng/lượng và tiến sát đến mức kỷ lục là 70 triệu đồng/lượng. So với hồi đầu tháng, giá vàng đã tăng khoảng 800.000 – 900.000 đồng/lượng và hiện đang ở mức cao nhất trong năm nay.
(Tổng hợp)
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10, khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
0