Thiên tai tàn phá năm 2020

Theo một tổ chức phi chính phủ của Anh, 10 thảm họa thời tiết tốn kém nhất trong năm 2020 đã gần đạt tới 150 tỷ USD thiệt hại được bảo hiểm, một con số cao hơn so với năm 2019, phản ánh tác động ngày càng tăng của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Mười thảm họa cũng cướp đi sinh mạng của 3.500 người và khiến hơn 13,5 triệu người phải di dời, theo báo cáo hàng năm của Christian Aid .
Từ những đám cháy lớn tàn phá nước Australia đến những trận cuồng phong nối tiếp ở Caribe, chi phí tổn hại thực sự của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt vào năm 2020, được góp sức với sự ấm lên cả trái đất, thực sự cao hơn nhiều, với hầu hết thiệt hại không được bảo hiểm, tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh.




Không có gì ngạc nhiên khi các nước nghèo đã phải trả giá đắt nhất, với chỉ 4% thiệt hại kinh tế do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt được bảo hiểm, so với 60% ở các nước giàu, theo báo cáo trích dẫn một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí The Lancet.
Các thảm họa thời tiết tất nhiên đã tàn phá hành tinh trước khi xuất hiện các nhiễu động khí hậu nhân tạo, nhưng sự gia tăng nhiệt độ ít nhất 1,1 ° C kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp đã làm tăng tần suất của thiên tai và các tác động của chúng.
Kat Kramer, Giám đốc khí hậu quỹ Christian Aid, nhận xét: “Cho dù đó là lũ lụt ở châu Á, châu Phi hay bão ở châu Âu và châu Mỹ, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục hoành hành vào năm 2020”. Năm trong số những thảm họa tốn kém nhất của năm 2020 có liên quan đến một đợt gió mùa đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á.



Shahjahan Mondal, nhà khí hậu học tại Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh cho biết: “Trận lụt năm 2020 là một trong những trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử ở Bangladesh, với hơn một phần tư diện tích quốc gia này ở dưới nước."
Mặt khác, nhiều thảm họa trong số này đã gây ra thiệt hại ít nhất 5 tỷ đô la, chẳng hạn như cơn bão Amphan ở Vịnh Bengal vào tháng 5, hỏa hoạn ở miền tây Mỹ trong mùa hè và mùa thu, hoặc những đám cháy đã tàn phá Australia vào tháng Giêng.
Mùa bão Đại Tây Dương kỷ lục, với một loạt 30 cơn bão chưa từng có, đủ mạnh để kể tên, đã gây ra ít nhất 400 người chết và thiệt hại 41 tỷ đô la ở Mỹ, Trung Mỹ và Caribbean, theo Christian Aid. Trong số những thiệt hại đáng kể nhất của năm 2020 này, tổ chức phi chính phủ cũng ghi nhận hai cơn bão quét qua châu Âu gây thiệt hại tổng cộng 5,9 tỷ đô la: Ciara ở Vương quốc Anh và Ireland vào tháng Hai, và Alex tại Pháp và Ý vào tháng 10.
Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine cáo buộc Israel đang gây ra nạn đói trên diện rộng ở dải đất này.
Lễ tang của Giáo hoàng Francis diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican vào lúc 10h sáng 26/4 (giờ địa phương).
Khoảng 250.000 giáo dân đã đến viếng Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter trong ba ngày qua. Đêm 25/4, Vatican kết thúc hoạt động viếng linh cữu Giáo hoàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng, Kiev không có đủ vũ khí để giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea - nơi đã bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014.
Linh cữu của Giáo hoàng Francis đã được niêm phong vào tối 25/4 để chuẩn bị cho lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng 15h chiều nay (26/4) theo giờ Việt Nam. Nhà chức trách Italy dự báo, khoảng 200.000 người sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để tiễn đưa Giáo hoàng. Nhiều nhân vật nổi tiếng, gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Hoàng tử William đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện.
Ukraine hy vọng Mỹ sẽ cấp cho nước này sự hỗ trợ an ninh dài hạn theo mô hình mối quan hệ giữa Washington và Israel.
0