TP.HCM gỡ vướng giải phóng mặt bằng 176 dự án

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10, UBND TP.HCM cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do vướng khoảng 32 ngàn tỷ ở khâu giải phóng mặt bằng và do thay đổi một số quy định pháp luật liên quan.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5%. Tuy nhiên, hiện mới giải ngân hơn 17.200 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt trên 21% kế hoạch vốn được giao.

Ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết: “Tính từ tháng 10 trở về trước, chúng ta giải ngân được 8,54%. Nguyên nhân chậm là do trước khi triển khai Luật đất đai 2024, chúng ta bố trí vốn cho các dự án đầu tư công và các dự án có GPMB theo Luật đất đai 2013”.

Ngoài ra, các dự án đầu tư công đang vướng mắc do thay đổi các quy định  liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… khiến chủ đầu tư bị ảnh hưởng. Do đó, một số dự án phải điều chỉnh kế hoạch, thay đổi hồ sơ mời thầu và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo: “Sở Kế hoạch Đầu tư rà soát kỹ lại con số 20.584 tỷ đến nay chưa đạt, phải rõ chủ đầu dự án đó ra để làm rõ nguyên nhân”.

Năm 2024, TP.HCM có 176 dự án bị vướng giải phóng mặt bằng. Trong đó, khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công đang bị vướng khâu bồi thường, tái định cư, điển hình là dự án Rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc kênh Đôi.

Các giải pháp khác để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công được Sở KH&ĐT, Sở TNMT TP.HCM đưa ra là vận dụng các quy định pháp luật để thực hiện song song nhiều thủ tục cùng lúc như điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy phép môi trường, phê duyệt dự án. Các chủ đầu tư chậm trễ giải ngân vì lý do chủ quan cần bị xử lý trách nhiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/12, HĐND quận Hai Bà Trưng khóa XX đã khai mạc kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025 và xem xét, quyết định một số nội dung về an sinh xã hội, về sự phát triển của quận trong thời gian tới.

Sáng 23/12, Báo Công Thương tổ chức diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”.

Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu".

Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda cho biết, Việt Nam đang trở thành địa điểm đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được nhiều du khách quốc tế yêu thích. Lượng tìm kiếm chỗ ở tại Việt Nam của khách quốc tế vào thời điểm này đã tăng 30% cho với năm trước.

Qua điều tra, Công an thành phố Tuyên Quang xác định, người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là nam giới.

Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40m tại Nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Cây thông có kết cấu 4 tầng, tầng rộng nhất có đường kính khoảng 15m, được thắp sáng vào buổi tối. Cây đã trở thành điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan.