Trẻ ngoại thành hào hứng học bơi dịp nghỉ hè

(HanoiTV) - Việc đẩy mạnh phong trào phổ cập bơi không chỉ giúp các em nhỏ nâng cao thể chất, mà còn góp phần giảm thiểu nguy cơ đuối nước ở trẻ mỗi dịp hè về.

Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), từ tháng 1/2022 đến nay, cả nước có 113 trẻ em tử vong do đuối nước. Chỉ tính riêng 2 tuần cuối tháng 4, đầu tháng 5 có tới 14 trẻ tử vong do đuối nước rất thương tâm. Đa phần các em đang là học sinh, ngoài giờ học đi đi tắm sông, hồ cùng bạn bè mà thiếu sự quản lý, giám sát của người lớn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong công điện yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, đến nay nhiều địa phương đã và đang gấp rút triển khai các kế hoạch hành động, trong đó công tác phổ cập bơi cho các em nhỏ trong dịp hè được chú trọng hàng đầu.

Công tác phổ cập bơi được các địa phương chú trọng trong dịp hè.
Ghi nhận tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), với đặc thù nông thôn có nhiều ao hồ, đấu nước... công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ được các cấp chính quyền triển khai đồng bộ. Trong đó, việc dạy bơi cho các em nhỏ được tổ chức thường xuyên, đầy khoa học.
Ông Nguyễn Khánh Mạnh - PGĐ Trung tâm Văn hóa & Thể thao huyện Hoài Đức, cho biết: "Hàng năm, trung tâm đều phối hợp với phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn bơi cho các giáo viên, chia sẻ những kỹ năng cần thiết trong khi bơi đến các giáo viên, để thầy cô truyền đạt tới các em học sinh trước khi nghỉ hè".
Phụ huynh nên đưa con em mình đến học bơi tại các trung tâm, bể bơi thông minh được cấp phép.
Bên cạnh việc mở những lớp dạy bơi, phương pháp giảng dạy để các em nhỏ vượt qua nỗi sợ hãi khi phải xuống nước cũng là yếu tố then chốt giúp các em làm chủ mọi tình huống khi gặp sự cố.
"Không phải bạn nhỏ nào cũng dám xuống nước tập bơi, nên trong những buổi học đầu tôi không quá đặt nặng về kỹ thuật mà thay vào đó đẩy mạnh các hoạt động giao lưu tạo cho các em một tâm lý thoải mái để các em vượt qua nỗi sợ hãi trong lần đầu tập bơi", chị Nguyễn Bích Hạnh - huấn luyện viên bơi chia sẻ.
Anh Đặng Tài Cương - huấn luyện viên bơi lội tại Trung tâm VHTT huyện Hoài Đức, cho biết: "Trong quá trình giảng dạy, ngoài những kỹ thuật bơi, các kỹ năng xử lý khi bị đuối nước để tự cứu mình đều được chúng tôi hướng dẫn chi tiết tới các bạn nhỏ, giúp các em luyện tập tâm lý bình tĩnh khi gặp phải sự cố không may".
Huấn luyện viên Đặng Tài Cương hướng dẫn chi tiết từng kỹ thuật trong bơi lội cho các em nhỏ.
Với phương pháp giảng dạy hợp lý, chỉ sau 2-3 buổi tập, các em nhỏ đã trở nên tự tin khi xuống nước.
Cháu Nguyễn Bảo Châu (trái) tự tin vui đùa dưới nước sau khi tham gia khóa học bơi.
Công tác phổ cập bơi giúp giảm thiểu nguy cơ đuối nước ở trẻ, nhất là dịp nghỉ hè.
Mới đây, Bộ GD&ĐT cũng có công điện gửi giám đốc các sở GD&ĐT về tăng cường phòng chống đuối nước sau khi có một loạt trẻ em, học sinh đuối nước vào đầu mùa hè này.

Trong đó, các sở GD&ĐT cần mở đợt cao điểm tuyên truyền, giáo dục ý thức cho học sinh trong việc tuân thủ quy định đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường nước, nhận biết các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.

Riêng với nhà trường, cần tận dụng thời gian cuối năm học để tổ chức các hoạt động dạy bơi, dạy kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng đảm bảo an toàn cho học sinh trước khi học sinh nghỉ hè. Nhà trường cần tăng cường phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương trong việc quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè, đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các sở GD&ĐT tham mưu cho UBND các tỉnh, TP ban hành chương trình, kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy - học bơi trong các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn và các dịch vụ liên quan cho học sinh...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (thuộc Sở Nội vụ) vừa có hướng dẫn thủ tục về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

Ba trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2,6 đến 3,1 đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum trong sáng 31/3.

Toàn huyện Phúc Thọ đã có 4 xã về đích nông thôn mới nâng cao, bao gồm thêm hai xã Tam Hiệp và Phụng Thượng.

Công an TP. Hà Nội đang triển khai 4 dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh trật tự và quản lý, điều hành giao thông.

Hiện toàn thành phố Hà Nội không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 9.928, hoàn thành mục tiêu xoá 100% nhà ở xuống cấp trên địa bàn.

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở huyện Ba Vì đến nay đã an cư trong căn nhà được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa từ tình cảm sẻ chia, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân huyện.