Trung Quốc cân nhắc tham gia gìn giữ hòa bình tại Ukraine
Thông tin trên được báo DW (Đức) đăng tải ngày 22/3, dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên.
Là một trong những quốc gia duy trì quan hệ với cả Nga và Ukraine, Trung Quốc vẫn giữ lập trường trung lập trong cuộc xung đột kéo dài hơn ba năm qua. Theo nguồn tin ngoại giao EU, Bắc Kinh đang thăm dò phản ứng của châu Âu về khả năng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, trong bối cảnh các bên nỗ lực tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài cho khu vực.
Một quan chức ngoại giao EU nhận định với DW rằng, nếu Trung Quốc tham gia, điều này có thể giúp tăng khả năng Nga chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang trong quá trình thảo luận và chưa có quyết định chính thức. Trước đó, Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc đóng góp vào công cuộc tái thiết Ukraine sau chiến sự.
“Liên minh sẵn sàng hành động” do Anh và Pháp dẫn đầu được thành lập nhằm đảm bảo an ninh cho Ukraine nếu Kiev đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Moscow. Một trong những phương án đang được cân nhắc là triển khai lực lượng hỗ trợ Ukraine, song điều này vẫn là chủ đề gây tranh luận.
Trong khi châu Âu xem xét các lựa chọn hỗ trợ Kiev, Nga đã nhiều lần bày tỏ quan điểm phản đối sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài tại Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng, mọi động thái triển khai quân đội châu Âu hay NATO tại Ukraine đều bị coi là mối đe dọa với Moscow.
Về phía Mỹ, Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Trung Đông, ông Steve Witkoff nhận định rằng, Ukraine không thể gia nhập NATO trong tương lai gần. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, Mỹ và châu Âu đang thảo luận về khả năng cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine theo nguyên tắc phòng thủ tập thể của Điều 5 Hiệp ước NATO.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo châu Âu và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ gặp nhau tại Paris, Pháp vào ngày 27/3 để tiếp tục thảo luận về giải pháp hòa bình và đảm bảo an ninh cho khu vực.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.
Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".
Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.
Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.
Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.
0