Trung Quốc, Pakistan chuẩn bị tập trận chung trên biển Ả-rập
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 26/10 cho biết: Cuộc tập trận Sea Guardians-3 sẽ tập trung vào các hoạt động di chuyển theo đội hình, kiểm tra và bắt giữ, trực thăng hạ cánh lên tàu của nhau, tìm kiếm cứu nạn chung cũng như các hoạt động chống tàu ngầm.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Wu Qian cho biết: chủ đề của cuộc tập trận chung này là ‘cùng ứng phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải’.
Hai nước đang hướng tới việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong mọi tình huống và tình hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Pakistan, đồng thời cải thiện trình độ huấn luyện chiến đấu thực tế giữa quân đội hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Pakistan Anwaarul Haq Kakar tại diễn đàn Vành đai và Con đường diễn ra vào tuần trước ở Bắc Kinh và cam kết thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác khu vực cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển.
Tháng trước, máy bay chiến đấu J-16 của Không quân Trung Quốc cùng các máy bay chiến đấu J-10C và JF-17 của Pakistan đã bay trên bầu trời phía tây bắc Trung Quốc để tham gia Shaheen-X, một cuộc tập trận chung trên không nhằm mục đích xác nhận khả năng tương tác trong “kịch bản trên không đương đại thực tế”.
Cuộc tập trận Sea Guardians đầu tiên được tổ chức ở Biển Ả-rập vào tháng 1 năm 2020, cuộc tập trận hải quân chung thứ hai diễn ra ở vùng biển gần Thượng Hải vào tháng 7 năm ngoái.
Cuộc tập trận hải quân chung lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông sau khi các chiến binh Hamas ở Dải Gaza thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel hồi đầu tháng này.
Trung Quốc được cho là đã đồn trú tới 6 tàu chiến trong khu vực kể từ khi xung đột bùng nổ. Lực lượng đặc nhiệm hộ tống hải quân thứ 44 của nước này - bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D Zibo và tàu khu trục Jingzhou - đã ghé thăm Oman và Kuwait vào tuần trước.
Bắc Kinh phủ nhận việc các tàu chiến được triển khai ở Trung Đông có bất kỳ mối liên hệ nào với cuộc xung đột Israel-Hamas.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Wu Qian cho biết: “Trên thực tế, đây là hai đội hình hộ tống được hải quân Trung Quốc cử đi thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở Vịnh Aden và vùng biển Somalia. Họ không liên quan gì đến tình hình khu vực”.
(Nguồn: South China Morning Post)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0