Cần xác định trường hợp cắt điện, nước công trình vi phạm
Dự kiến, HĐND Thành phố sẽ xem xét, thông qua 16 nghị quyết quy phạm pháp luật và nghị quyết cá biệt, trong đó nhiều nghị quyết quan trọng, như: Quy định tiêu chí thành lập, tổ chức các ban của HĐND quận, thị xã, thành phố trực thuộc thành phố; Danh hiệu công dân danh dự Thủ đô; Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố và thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố; Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội…
Kỳ họp chuyên đề được HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức là sự chủ động, kịp thời của HĐND, UBND thành phố trong triển khai Luật Thủ đô, đảm bảo Luật sớm đi vào cuộc sống. Quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh hay công trình vi phạm đang nhận được nhiều quan điểm đồng tình, đồng thời đề nghị xác định rõ các trường hợp áp dụng.
Công trình xây dựng không đúng với nội dung cấp phép, theo quy định, sẽ phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, thời gian khắc phục là 30 ngày. Tuy nhiên hiện nay, lực lượng chức năng đang khá mỏng trong khi vi phạm thường xảy ra vào ban đêm.
Khoản 2, Điều 33, Luật Thủ đô quy định: Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước. Quy định này được cho là gỡ nhiều nút thắt trong xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng tình với chủ trương và cho rằng điều này là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh cụm từ: trong trường hợp thật cần thiết. Theo ông, việc cần làm là phải khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụng. Đồng thời, dự thảo nghị quyết phải quy định rất rõ, nhất là với những sai phạm mang tính chuyên môn cao như sai phạm về quy hoạch.
KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho biết: "Sai quy hoạch về xây dựng thì dễ nhận ra, còn nội dung khác như sai chức năng thì rất khó nhận diện. Do vậy, phải cụ thể hóa rất rõ. Hơn nữa, trong dự thảo lần này, định hướng phân quyền như vậy là rất mạnh mẽ và đúng định hướng. Tuy nhiên thẩm quyền được làm đến đâu thì phải nghiên cứu kỹ".
Hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận chủ đầu tư, người dân còn hạn chế, cho thấy sự cần thiết phải ban hành quy định về phân quyền cắt điện, nước. Khi đã xác định rõ ràng đối tượng, phạm vi vi phạm, biện pháp mạnh này được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng hiện nay.
Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.
Sáng nay, 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Học viện Chính trị khu vực I nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.
Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.
0