Cựu Giám đốc Sáng tạo Gucci gia nhập Valentino

Alessandro Michele, cựu giám đốc sáng tạo của Gucci vừa chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc sáng tạo của Valentino. Ông Alessandro được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều bộ sưu tập độc đáo cho nhà mốt Italia.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Thương hiệu thời trang cao cấp của Italia chính thức đưa ra thông báo này vào ngày 28/3, ông Alessandro Michele sẽ thế chỗ của người tiền nhiệm Pierpaolo Piccioli. Ông từng được biết đến với vai trò là Giám đốc sáng tạo của nhà mốt Gucci trong suốt 7 năm, sau đó chia tay thương hiệu này vào năm 2022.

Alessandro Michele từng được biết đến với vai trò là Giám đốc sáng tạo của nhà mốt Gucci trong suốt 7 năm

Chia sẻ trên tài khoản Instagram của mình, Michele mô tả bước đi mới này là một “vinh dự vô cùng lớn”, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đối với “di sản văn hóa và biểu tượng” của thương hiệu.

Ông viết: “Trước hết, tôi nghĩ đến sự phong phú của di sản văn hóa và biểu tượng, đến sự kỳ diệu mà nó không ngừng tạo ra, đến bản sắc vô cùng quý giá được tạo ra bởi tình yêu mãnh liệt nhất của những người sáng lập, Valentino Garavani và Giancarlo Giammetti. Những giá trị này luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với tôi và tôi sẽ ca ngợi những giá trị đó bằng sự hiểu biết và tầm nhìn sáng tạo của riêng mình”.

Từng giữ vai trò Giám đốc sáng tạo của Gucci, Alessandro Michele luôn có mối quan hệ thân thiết với những ngôi sao nổi tiếng như diễn viên Jared Leto, Dakota Johnson và ca sĩ Harry Styles.

Dưới thời Giám đốc sáng tạo mới, các bộ sưu tập của thương hiệu Valentino được kỳ vọng là có thể trở nên thú vị, ấn tượng và độc đáo hơn. Theo Vogue Business, bộ sưu tập đầu tiên của Michele ở Valentino sẽ được trình làng tại Tuần lễ thời trang Paris Xuân/Hè 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chúc mừng đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Đức hôm Chủ nhật (23/2), ngay sau khi kết quả thăm dò đầu tiên được công bố.

Các quốc gia sẽ tiếp tục đàm phán tại hội nghị COP16 vào ngày 25/2 tại Rome, Italia để thảo luận về cách giải ngân 200 tỷ USD mỗi năm nhằm bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030.

Ngày 23/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, một thỏa thuận mới với Mỹ về khai thác khoáng sản của Ukraine đang được soạn thảo, thay cho đề xuất gây tranh cãi trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động với Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Canada, Mexico và các nền kinh tế lớn khác trên thế giới ngay sau khi nhậm chức đã đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ và mục tiêu của các cuộc chiến thương mại, cũng như kẻ thắng - người thua trong các cuộc chiến thương mại trong lịch sử.

Ông Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, đã kêu gọi châu Âu từng bước đạt được sự độc lập thực sự với Mỹ.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngày 23/2 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một đề xuất hòa bình “công bằng, bền vững và toàn diện” để chấm dứt xung đột ở Ukraine.