Đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 23 về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, tuân thủ đúng quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp; có các giải pháp hiệu quả và tiến tới chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định. Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính. Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ, số hóa và tái sử dụng theo đúng yêu cầu của Chính phủ.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan: Phân quyền cho Sở Tư pháp khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tăng tính chủ động, chịu trách nhiệm, giảm thời gian, chi phí thực hiện. Tham mưu cho Chính phủ báo cáo Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An, trình Chính phủ sớm nhất có thể. Đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.

So với quy định cũ, Nghị định 02 của Chính phủ quy định tăng tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở cấp cơ bản không đúng cơ sở đăng ký ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh.

Các cơ sở đăng kiểm có trách nhiệm tra cứu cảnh báo phương tiện trên cả phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và phần mềm của Cục Cảnh sát giao thông.

Sau khi Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lỗi khi tham gia giao thông có hiệu lực, xuất hiện tình trạng một bộ phận người vi phạm không đến giải quyết vụ việc, khiến nhiều bãi xe của lực lượng chức năng quá tải.