Ít nhất 96 người chết và mất tích do mưa lũ
Mưa lớn trong đêm, thành phố Nam Định ngập nặng
Trận mưa lớn trong đêm 9/9, rạng sáng 10/9 với lượng mưa lên tới hàng trăm mm đã khiến thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) ngập sâu từ 50 - 80 cm. Nhiều nhà dân đã bị nước tràn vào nhà, phải di tản đồ đạc trong đêm.
Toàn thành phố Nam Định chỉ còn một số đoạn cao thuộc đường Trường Chinh, Phù Nghĩa... không bị ngập. Các hàng quán, cơ sở kinh doanh phần lớn đóng cửa. Tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Nam Định đã thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Một số khu vực tại thành phố đã bị mất điện.
Đến 8 giờ 10/9, lượng mưa đã giảm, nước trên các tuyến đường tại thành phố Nam Định đang rút, song khá chậm. Ở những khu vực ngập sâu, người dân phải dùng bạt, bao cát để đắp thành bờ, quây cửa nhà ngăn nước và dùng máy bơm mini bơm nước từ trong nhà ra ngoài đường.
Khu vực chân cầu Đò Quan - cây cầu bắc qua sông Đào nằm trên trục đường Trần Hưng Đạo để tỏa đi các huyện ven biển của tỉnh, bị ngập sâu. Nhiều phương tiện bị chết máy. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nam Định, đã bố trí xe chuyên dụng giúp nhân dân di chuyển qua điểm ngập này.
Thái Bình cấp điện ổn định trở lại cho 80% khách hàng
Thông tin từ Công ty Điện lực Thái Bình cho biết, tính đến 17 giờ ngày 9/9, Điện lực Thái Bình đã cung cấp điện ổn định trở lại cho trên 593.000 khách hàng (đạt gần 80% tổng số khách hàng).
Ngoài ra, còn gần 158.000 khách hàng chưa được cung cấp điện. Dự kiến đến 23 giờ 30 phút ngày 9/9 sẽ khôi phục phụ tải tại 4 huyện gồm Tiền Hải, Thái Thụy, Đông Hưng, Hưng Hà, bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các khu vực này.
Với sự nỗ lực tối đa của ngành điện tỉnh Thái Bình, đến nay, đa phần các hộ dân đã được cấp điện ổn định trở lại. Dự kiến đến trưa ngày 10/9, hầu hết các hộ dân, khách hàng sẽ được cấp điện ổn định.
Ninh Bình khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hoàng Long qua địa phận tỉnh Ninh Bình dâng nhanh, khiến một số địa phương tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, bị ngập lụt.
Dù đã có sự chuẩn bị trước nhưng nước lũ về nhanh trong đêm khiến gia đình ông Trần Văn Giỏi, thôn Kênh Gà, huyện Gia Viễn, vẫn chưa kịp di dời hết tài sản và đồ dùng sinh hoạt. Hiện những người trong gia đình ông Giỏi đã được sơ tán đến những khu vực an toàn, chỉ có mình ông Giỏi ở lại để trông coi nhà cửa, gia súc, gia cầm.
Ông Trần Văn Giỏi cho biết: “Gia đình có chuẩn bị trước phao trong nhà nhưng cũng còn một số không chạy hết vì lũ xuống quá đột ngột. Có thiệt hại như đồ điện, bàn ghế không chạy kịp vẫn nổi hết ở trong nhà”.
Đêm 08/9, lũ từ thượng nguồn đổ về làm mực nước sông Hoàng Long dâng cao, khiến cho tuyến đường nối liền các xã Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong bị ngập, cô lập giao thông với bên ngoài.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình, cho biết: “Hiện nay, lũ trên sông Hoàng Long bắt đầu rút nhưng các bụng chứa của lũ đã đầy rồi, nếu tiếp tục xuất hiện mưa lớn và có đỉnh lũ tiếp theo sẽ bất lợi cho tuyến đê tả hữu sông Hoàng Long. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục cử các lực lượng trực, tuần tra, canh gác, làm sao nắm chắc được diễn biến của mưa lũ từ đó kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai để có những chỉ đạo kịp thời.
Đối với người dân, chúng tôi khuyến cáo phải theo dõi kịp thời tình hình lũ trên các triền sông, đặc biệt lũ trên sông Hoàng Long, từ đó chủ động kê cao đồ đạc, tránh ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản”.
Đỉnh lũ cao nhất tại địa phương là thời điểm đêm ngày 8/9, rạng sáng 9/9, đạt mức 3,81m tại Bến Đế. Từ rạng sáng 9/9 đến trưa 9/9, nước đã rút khoảng 40 cm.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
0