Không khí chợ ở Thủ đô ngày cuối năm

Chợ ngày giáp Tết không chỉ đông đúc, mà còn ngập tràn những cảm xúc đặc biệt của sự chờ đợi và háo hức.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Là một trong những chợ hoa cổ nhất Hà Nội, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần vào những ngày cuối tháng Chạp. Đây không chỉ là nơi lưu giữ nét đẹp Tết cổ truyền mà còn là một địa chỉ văn hóa quen thuộc của người dân Thủ đô.

Vào ngày cuối năm,  chợ hoa Hàng Lược lại nhộn nhịp, đông đúc kẻ mua người bán, xen lẫn cả những người dạo chơi, thưởng ngoạn không khí xuân. Nét đẹp truyền thống, sự tấp nập và không gian ngập tràn sắc hoa đã biến nơi đây thành một phần không thể thiếu trong ký ức Tết của bao thế hệ.

Dù cuối năm có bận rộn đến đâu thì người Hà Nội vẫn dành cho mình khoảng thời gian tĩnh lại để cảm nhận dư vị thật đặc biệt của Tết đến xuân về tại chợ hoa phố cổ. Đối với ông Nguyễn Hữu Vụ (phường Việt Hưng, quận Long Biên) - một người gốc Hà Nội, đi chợ hoa Hàng Lược không chỉ để mua hoa, mà còn để ngắm nghía, thưởng vẻ đẹp của hoa ngày Tết và quan trọng hơn là tìm lại không khí của Tết Hà Nội xưa.

Ông Vụ chia sẻ: "Hàng năm, tôi cũng thi thoảng dịp Tết qua chợ hoa để tìm lại những nét văn hóa truyền thống. Tôi cảm thấy như tìm về những kí ức ngày xưa khi được cha mẹ đưa đi mua hoa vào dịp Tết".

Vào ngày cuối cùng của năm, khi người dân đã hoàn thành xong các công việc chuẩn bị đón Tết, chợ hoa Hàng Lược lại trở thành địa điểm để thưởng thức hương vị mùa xuân nơi phố cổ. Những cành hoa tươi thắm, rực rỡ màu sắc, những tiếng rao bán, tiếng trả giá của người mua và cả những câu chuyện Tết thân tình... tất cả đã tạo nên một không gian đặc biệt, một nét riêng mà chỉ có trong văn hóa Tết của Thủ đô.

Không chỉ chợ hoa Hàng Lược, sáng 29 Tết, tại các chợ dân sinh khắp Thủ đô cũng tràn ngập không khí nhộn nhịp, tấp nập. Dòng người đổ về mỗi lúc một đông, ai nấy đều hối hả, tất bật lựa chọn những món đồ cần thiết còn thiếu để kịp chuẩn bị cho bữa cơm tất niên.

Những quầy hàng đầy ắp rau xanh, thịt cá và hoa quả tươi, xen lẫn những tiếng cười nói, trả giá rộn ràng, tạo nên một bức tranh sống động ngày cuối năm. Với nhiều người, đó không chỉ là khoảnh khắc sắm sửa, mà còn là dịp cảm nhận sâu sắc hơn không khí Tết đang cận kề, chuẩn bị cho giây phút sum họp ấm áp bên gia đình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) toàn thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương.

Để đảm bảo sự bình yên cho nhân dân, các lực lượng chức năng đang tăng cường phối hợp duy trì an ninh trật tự (ANTT), phòng ngừa tội phạm lợi dụng nơi tập trung đông người để hoạt động.

Trong ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ), các tổ công tác của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã phối hợp với Thanh tra Giao thông Hà Nội tăng cường kiểm tra điểm trông giữ xe tại cơ sở tâm linh, tín ngưỡng trên địa bàn quận Tây Hồ, qua đó đã lập biên bản 6 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt 68 triệu đồng.

Công an huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai anh em ruột hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất vào ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát Giao thông số 6 - Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nồng độ cồn tại nút giao Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã phát hiện một người đàn ông tàng trữ ma túy.

Trong ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), lưu lượng phương tiện từ các tỉnh trở lại Hà Nội tăng cao, đơn vị thuộc Công an Hà Nội đã huy động 100% quân số ứng trực, triển khai phương án điều tiết, phân luồng bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh ùn tắc tại các tuyến cửa ngõ và khu vực trung tâm thành phố.