Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 7/2024, lượng tiền của người dân gửi vào hệ thống ngân hàng đạt 6,838 triệu tỷ đồng, tăng 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023, là mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay.

Trái ngược với đó, tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức vào ngân hàng đạt hơn 6,768 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm ngoái. Đây được xem là tín hiệu tốt trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế và các doanh nghiệp đã bước vào mùa sản xuất kinh doanh cuối năm. Từ đầu tháng 9, Công ty Astech đã nhận thêm được các đơn hàng mới đến cuối năm, do đó, để huy động vốn cho sản xuất, công ty đã rút toàn bộ tiền gửi trong ngân hàng.

Ông Nguyễn Quang Ánh - Chủ tịch HĐQT Công ty Astech cho biết: "Công ty tôi đã bắt đầu tập trung các dự án mới nên những tiền nhàn rỗi mình đều phải lấy về, thậm chí còn vay thêm ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất. Trong hội doanh nghiệp cũng chia sẻ, nhiều doanh nghiệp đều đã có hợp đồng mới đơn hàng mới. Thậm chí nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đến cuối năm sau".

Ở chiều ngược lại, dòng tiền cá nhân lại tìm về ngân hàng do lãi suất liên tục tăng, trong khi các kênh đầu tư khác đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Là người thường xuyên gửi tiền, anh Trần Đại Hoàng Việt (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Khi nào có tiền tôi đều nghĩ đến gửi ngân hàng, vì trong thời gian qua vàng có cơn sốt nóng nên nếu bây giờ giữ vàng cũng không thể nhìn ngắn hạn được. Một số kênh khác như trái phiếu doanh nghiệp cũng gặp vấn đề. Theo tôi đây là phương án phù hợp thời gian này".

Không khó hiểu khi lượng tiền gửi tại ngân hàng của các cá nhân tăng mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong vay vốn, do đó đã đồng loạt rút tiền gửi về phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho biết: "Vì tất cả các thị trường đều trong tình trạng hoạt động không được mạnh mẽ nên tiền gửi dân cư tăng mạnh, trong khi các doanh nghiệp cần tiền nhưng các ngân hàng vẫn hạn chế cho vay".

Các chuyên gia cũng lo ngại lãi suất huy động tăng thường kéo theo lãi suất cho vay tăng. Trong bối cảnh hiện nay, việc giữ mặt bằng lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ kinh tế phục hồi là rất quan trọng. Do đó, tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền là tín hiệu tích nhưng ổn định lãi suất cho vay thấp để phục hồi nền kinh tế mới thật sự là bài toán khó cho thị trường tài chính ngân hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội thảo lần thứ 12 (CIECI 2024) với chủ đề: “Chính sách và Thực hành xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho Thương mại và Đầu tư” vừa được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giá trị thương hiệu Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32 trong số 193 quốc gia được đánh giá và đạt 507 tỷ USD.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2019 - 2024.

Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024 đang diễn ra từ ngày 22 - 27/11 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Cả thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước vẫn chưa “hạ nhiệt” khi giá tiếp tục tăng mạnh.