Nhà đèn Bờ Hồ

Có những tòa nhà không đơn thuần là công trình xây dựng mà còn là một phần của dòng chảy lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của thành phố và khi hoàn thành sứ mệnh, nó sẵn sàng nhường chỗ cho một không gian mới. Nhà đèn Bờ Hồ là một công trình như vậy.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Nhà đèn Hà Nội - dấu ấn một thời

Cách đây hơn 130 năm, ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Đây là nền móng, cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện sau này.

Công trình được khởi công vào tháng 7/1894. Đến ngày 20/11/1894, việc thử nghiệm lò hơi được tiến hành và ngày 5/1/1895, Nhà máy đèn Bờ Hồ chính thức đi vào vận hành phục vụ chiếu sáng. Lúc này, nhà máy có hai máy phát điện, một chiều tổng công suất là 500kW.

Sau chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết đã chấm dứt chế độ thực dân. Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, Nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành “cái nôi” của ngành điện Việt Nam và được đổi tên thành Nhà máy điện Hà Nội.

Vào ngày 21/12/1954 sau hai tháng kể từ khi tiếp quản Thủ đô, mặc dù rất bận việc nước nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian đến thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ. Từ đó, ngày 21/12 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

Sau nhiều lần đổi tên, từ Nhà máy đèn Bờ Hồ năm xưa, năm 2010, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) được thành lập trên cơ sở nâng cấp và tổ chức lại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Từ Nhà máy đèn Bờ Hồ ban đầu, thô sơ, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ và bền vững, trở thành doanh nghiệp phân phối điện hàng đầu Việt Nam và xứng tầm khu vực; đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về điện phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.

Vì sao cần di dời Nhà đèn?

Nhà đèn - địa điểm quen thuộc tại số 69 Đinh Tiên Hoàng, từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc của nhiều người Hà Nội. Đây không chỉ là nơi đặt trụ sở của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội mà còn là dấu ấn lịch sử gắn liền với sự phát triển của ngành điện lực Thủ đô. Tuy nhiên, với định hướng mở rộng không gian công cộng tại khu vực Hồ Gươm, việc di dời Nhà đèn đang trở thành vấn đề được quan tâm.

Chị Nguyễn Thu Thủy (tỉnh Hưng Yên) chia sẻ: "Thời gian gần đây, tôi và gia đình được trải nghiệm không gian Hồ Gươm đôi khi cảm thấy bức bối vì quá đông đúc, xô bồ, gò bó. Tôi đồng ý với quan điểm, xã hội phát triển, chúng ta phải thay đổi theo xu thế của xã hội. Tôi đồng ý với việc di dời một số công trình đã có từ lâu rồi, đôi khi nó gắn với lịch sử. Tôi nghĩ lịch sử luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần đáp ứng được xu thế của hiện đại để con em chúng ta được trải nghiệm toàn diện hơn".

Kiến trúc sư Nguyễn Quang, chuyên gia về quy hoạch đô thị, cho rằng việc di dời Nhà đèn là cần thiết. Theo ông, khu vực này có tiềm năng trở thành một không gian sáng tạo, nơi hội tụ các hoạt động nghệ thuật, khởi nghiệp, giúp nâng tầm giá trị của Hồ Gươm.

Kiến trúc sư Nguyễn Quang cho biết: "Khu vực Nhà đèn có một số di tích công trình thì chúng ta cứ để dấu ấn, khắc lại những dấu ấn lịch sử, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi. Bởi trong bảo tồn và phát triển, chúng ta chỉ có thể bảo tồn những gì mà chúng ta ưu tiên thực hiện đúng chiến lược của mình. Còn chúng ta vẫn xây dựng các công trình phát triển, miễn là các công trình phát triển đó phù hợp với cấu trúc không gian mà lịch sử để lại".

Việc di dời Nhà đèn không chỉ góp phần mở rộng không gian công cộng mà còn tạo điều kiện để quy hoạch lại giao thông quanh Hồ Gươm, đảm bảo sự thuận tiện cho người đi bộ và kết nối hiệu quả với các tuyến phố đi bộ xung quanh. Nhìn về tương lai, Hồ Gươm không chỉ là một địa điểm lịch sử mà còn là không gian văn hóa, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Với những thay đổi này, Hà Nội đang từng bước xây dựng một diện mạo mới, xứng tầm với vị thế của mình.

Dù ở đâu cũng thắp sáng Thủ đô

Nhà đèn Bờ Hồ, nay là trụ sở Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, từ lâu đã là một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của ngành điện Thủ đô. Quyết định di dời Nhà đèn không chỉ đảm bảo sự vận hành liên tục của hệ thống điện mà còn mở ra cơ hội lớn để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Với khát vọng chuyển mình mạnh mẽ, ngành điện Hà Nội đang triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa hệ thống điện. Mục tiêu không chỉ là cung cấp điện ổn định mà còn giảm thiểu tối đa sự cố, nâng cao hiệu suất vận hành. Đặc biệt, với công nghệ chiếu sáng thông minh, diện mạo Thủ đô ngày càng rực rỡ, lung linh hơn, góp phần tô điểm cho thành phố hiện đại, năng động.

Dù có những thay đổi lớn, ngành điện Hà Nội vẫn luôn kiên định với sứ mệnh cung cấp điện liên tục, đảm bảo ánh sáng cho thành phố. Đồng thời luôn không ngừng đổi mới để phục vụ người dân, đóng góp vào sự phát triển hiện đại và bền vững của Thủ đô.

Tái thiết đỉnh tháp Vương cung Thánh Denis, Pháp

Tại Pháp, công trình di tích Vương cung thánh đường Thánh Denis nổi tiếng mới đây đã được khởi công xây dựng nhằm khôi phục lại phần đỉnh tháp, theo sau đà tái thiết xây dựng của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Được xây dựng trên lăng mộ của Thánh Denis, một giám mục truyền giáo mất vào khoảng năm 250, nhà thờ có thể đã được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Từ khi Vua Dagobert qua đời vào năm 639 cho đến thế kỷ 19, tu viện Saint-Denis đã chứng kiến sự chôn cất của 43 vị vua, 32 hoàng hậu và hàng chục người hầu của chế độ quân chủ. Nơi đây dần trở thành "bảo tàng" quan trọng nhất ở châu Âu về các tác phẩm điêu khắc tang lễ với niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16. Nhiều sử gia đã đặt biệt danh cho nơi này là "nghĩa trang của các vị vua" từ thế kỷ 13.

Ngày nay, công trình này chứa không dưới 70 xác ướp và lăng mộ quan trọng. Dự án tái thiết công trình được thực hiện nhằm tu sửa đỉnh tháp bằng đá của Vương cung, nơi chôn cất một số vị vua và hoàng hậu của Pháp, đã bị hư hại do bão vào giữa những năm 1800. Trong năm 1845, một dự án xây dựng lại đỉnh tháp do kiến trúc sư trưởng phụ trách trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris Eugene Viollet-Le-Duc chỉ đạo cũng đã bị hủy, khiến Vương cung thánh đường không có đỉnh tháp trong 180 năm.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati phát biểu: "So với Nhà thờ Đức Bà Paris, đây là một dự án tái thiết sẽ mở cửa, mở cửa cho cư dân, mở cửa cho trẻ em, mở cửa cho trường học. Điều này sẽ cho phép du khách khám phá các nghề thủ công khác nhau liên quan đến việc tái thiết này. Những nghề thủ công như vậy cũng là một phần của việc bảo tồn di sản văn hóa của chúng ta, cũng như di sản tôn giáo."

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã cùng Thị trưởng Saint-Denis Mathieu Hanotin tham dự lễ đặt viên đá nền móng cho việc tái thiết, sau khi thành phố đảm bảo được 90% trong số 37 triệu euro (40,25 triệu đô la) tiền tài trợ cần thiết cho việc trùng tu đỉnh tháp.

Dự án với mục tiêu hoàn thành việc tái thiết ngọn tháp trong 6 năm, có sự tham gia của 130 nghệ nhân, bao gồm nhiều nghệ nhân nổi tiếng như Helene Zurita, người cũng đã làm việc trong quá trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Ngọn tháp cao 90m (295 feet) sẽ được xây dựng bằng 15.228 viên đá, lấy từ một mỏ đá ở tỉnh Oise, phía bắc Paris.

Công chúng đã được mời đóng góp để tài trợ cho dự án, được khởi xướng vào năm 2020, bằng cách tài trợ một viên đá của ngọn tháp với mức giá khởi điểm là 15 euro. Đáng chú ý, chính quyền thành phố Saint-Denis cũng dự kiến sẽ mở một phòng trưng bày và không gian đa phương tiện xung quanh vương cung thánh đường, nơi công chúng, đặc biệt là trẻ em, có thể tìm hiểu về các kỹ thuật tái thiết và nghề thủ công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Nội vụ vừa chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong Lễ hội Bình Đà (Thanh Oai) nhằm tưởng nhớ công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân đang được chính quyền và đơn vị công an cơ sở quan tâm.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện giải quyết dứt điểm diện tích đất còn lại phải thu hồi, hoàn thành trước 15/4.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia và quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Tình trạng xe quá tải ngang nhiên hoạt động trên nhiều tuyến đường vào ban đêm khu vực ngoại thành Hà Nội ngày càng phức tạp.