Rác phế thải bủa vây đường gom đại lộ Thăng Long

Suốt dọc 200m đường gom đại lộ Thăng Long, nhất là đoạn gần nghĩa trang xã Song Phương. Đống rác thải ngày càng phình to. Không chỉ rác thải sinh hoạt, cả phế thải xây dựng cũng bị đổ trộm khiến ô nhiễm ngày càng thêm trầm trọng.

Tại khu vực gần nghĩa trang xã Song  Phương, biển cấm cũng trở nên vô tác dụng bởi sự thiếu giám sát và quản lý. Không chỉ đổ trộm, một số người còn đốt rác gây ô nhiễm dù Chính quyền địa phương cũng đã có các động thái.

Tại khu vực gần nghĩa trang xã Song  Phương, biển cấm cũng trở nên vô tác dụng bởi sự thiếu giám sát và quản lý.

Chị Phạm Thị Hoa, xã Song Phương, huyện Hoài Đức cho biết: "Hàng ngày tôi đi làm qua đây, đi qua cái bãi rác này có mùi rất là hôi thối, khó chịu. Tôi mong chính quyền địa phương sẽ có chính sách để di chuyển đống rác này đi để đảm bảo vệ sinh cho người dân ở đây".

Còn chị Đỗ Hương Giang, xã An Khánh, huyện Hoài Đức cho hay: "Tôi hay đi qua đoạn đường này và thấy đống rác ngày càng to ra, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Tôi mong chính quyền vào cuộc để xử lý".

Đống rác ngày càng to ra, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Ông Nguyễn Đức Chiến, Phó chủ tịch UBND xã Song Phương, huyện Hoài Đức cho biết: "Đoạn đường này các đối tượng thường đi ngang qua đổ trộm. UBND xã với phương châm quyết liệt xử lý ngay hôm qua phát hiện ra tình trạng vi phạm đã chỉ đạo làm biển cấm đổ phế thải, thành lập tổ công tác tự quản ở khu vực X2 xã Song Phương. Tổ tự quản gồm 8 đồng chí sẽ giúp ủy ban xã theo dõi tuần tra nắm bắt tình hình kịp thời xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, UBND xã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh để xử lý các trường hợp vi phạm với phương châm xử lý kiên quyết trong giai đoạn tới đây".

Từ đó, giải pháp lắp đặt camera giám sát được đưa ra, để bắt tận tay, xử lý triệt để những hành vi thiếu ý thức gây ô nhiễm môi trường và trật tự đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếu tối 9/9, Hà Nội có mưa to đến rất to, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi cảnh báo ngập lụt khu nội thành Hà Nội.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên các tuyến phố ở Hà Nội, hàng loạt cây cổ thụ, đại thụ trên dưới 100 năm tuổi, được người dân gọi là "ông", là "cụ" đã đổ rạp, bật gốc.

Sáng nay 9/9, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn còn khá nhiều cây gãy đổ chưa kịp thu dọn, gây cản trở giao thông, nhiều người dân đã chủ động thu dọn cây và cành gãy đổ.

Chiều 9/9, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) do đồng chí Dao Phet Aroune Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn làm Trưởng đoàn, nhân dịp đoàn đến Hà Nội tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn do Liên đoàn lao động thành phố tổ chức.

Sau siêu bão số 3, Hà Nội có hơn 17 nghìn cây xanh bị gãy đổ. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, đối với các cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng đổ, cần kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay, đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển nếu có thể hoặc thực hiện di chuyển về vườn ươm để chăm sóc và trồng vào các vị trí phù hợp trên địa bàn thành phố.

Trước tình hình giao thông đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau bão số 3, Sở GTVT đang khẩn trương khắc phục hậu quả do bão, đảm bảo an toàn giao thông.