Sớm triển khai thi hành Luật Thủ đô trong thực tiễn

Lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vì sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian tới.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô năm 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn”.

Hội thảo nhận được 8 ý kiến tham luận trực tiếp và hơn 30 tham luận của các giảng viên, viên chức nhà trường, các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung được tập trung làm rõ là các cơ sở khoa học và thực tiễn của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024; đồng thời, đánh giá tác động của những cơ chế này đối với sự phát triển của Thủ đô; đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù, bảo đảm sự phù hợp với bối cảnh thực tiễn và yêu cầu phát triển bền vững của Hà Nội. Trong các tham luận có sự liên hệ với những vấn đề sát thực tiễn của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.

Hội thảo cũng phân tích những vấn đề về phân cấp, ủy quyền để bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực hiện Luật Thủ đô.

Đánh giá cao 8 ý kiến tham luận tại hội thảo giúp làm rõ cơ chế đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô 2024, đặc biệt là công tác triển khai thi hành luật trong thực tiễn của thành phố hiện nay, để Luật Thủ đô 2024 nhanh chóng đi vào cuộc sống, lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vì sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Đội Sát hạch, cấp đổi GPLX cơ giới đường bộ - Công an thành phố đã tiếp nhận, xử lý trên 19.300 hồ sơ cấp, đổi GPLX, trong đó trên 52% hồ sơ nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư các dự án đường sắt và phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn vào sáng 30/3, theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.

Bệnh viện Quân y 103 sáng 30/3 đã giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ, y bác sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar sau thảm họa động đất ngày 28/3.

Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật đã khẩn trương triển khai lực lượng quân y gồm 30 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo đảm tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu trợ tại Myanmar.

Nguyễn Phạm Thành Trọng điều khiển xe kéo chở hàng vào cổng công ty nhưng không giảm tốc độ khiến ba cuộn hàng rơi xuống đè chết nam bảo vệ.