Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
17:20: Tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
16:45: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là lần đầu tiên, cả Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ cùng thăm Việt Nam trong một nhiệm kỳ.
Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm triển khai quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài, phát triển sâu rộng, thực chất và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở cả ba cấp độ song phương, khu vực và quốc tế. Kể từ năm 2000 đến nay, các chuyến thăm cấp cao và các cấp đã diễn ra thường xuyên giữa hai nước, qua đó tăng cường hiểu biết và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. Lãnh đạo hai nước thường xuyên có các cuộc điện đàm. Đáng chú ý, cuộc điện đàm cấp cao ngày 29/3/2023 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã khởi động, định hướng cho các hoạt động kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như định hướng cho quan hệ hai nước trong những thập kỷ tiếp theo.
Những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ song phương trong gần ba thập kỷ qua là cơ sở để khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam sẽ tiếp tục là dấu mốc có ý nghĩa trên hành trình chung của hai nước vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới
16:00: Chuyên cơ Không lực Một đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden đã đến Thủ đô Hà Nội, thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tháp tùng Tổng thống Joe Biden có: Ngoại trưởng Antony Blinken; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper; Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan; Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry; Trợ lý Tổng thống, Phó Cố vấn An ninh quốc gia John Finer; Phó Trợ lý Tổng thống, Điều phối viên đặc biệt Hội đồng An ninh quốc gia Kurt Campbell; Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink; Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Mira Rapp-Hooper; Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Tarun Chhabra. Đón đoàn tại sân bay có Trưởng ban đối ngoại TW Lê Hoài Trung, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Joe Biden, đánh dấu một thập kỷ hai nước xác lập và triển khai quan hệ Đối tác toàn diện, là sự tiếp nối của các chuyến thăm Việt Nam trong gần 30 năm qua của những người đứng đầu Nhà Trắng, Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George Bush (năm 2006), Tổng thống Obama (năm 2016) và Tổng thống Donald Trump (năm 2017),
Những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ song phương trong gần ba thập kỷ qua là cơ sở để khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam sẽ tiếp tục là dấu mốc có ý nghĩa trên hành trình chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới của hai nước.
Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm triển khai quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài, phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực quan trọng và ở cả 3 cấp độ song phương, khu vực và quốc tế, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới.
Về chính trị - ngoại giao
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục đà phát triển tích cực. trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, có nhiều tiến triển nổi bật và đã đạt được một số kết quả cụ thể, góp phần kỷ niệm 10 năm xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện.
Hai bên duy trì các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn, trong đó đáng chú ý là cuộc điện đàm rất thành công giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden (tháng 3/2023). Hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và tiếp xúc song phương: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Phó Tổng thống Kamala Harris bên lề Tuần lễ cấp cao APEC ở Bangkok (12/11/2022), của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng thống Joe Biden tại HNCC ASEAN lần thứ 40 và 41 tại Campuchia (11/2022) và trong khuôn khổ Hội nghị G7 tại Hiroshima, Nhật Bản (5/2023) vừa qua. Cùng với đó, Việt Nam cũng đón thành công nhiều đoàn Hoa Kỳ sang thăm và hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Hai bên đã chính thức nối lại các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ dưới hình thức trực tiếp như Đối thoại Châu Á - Thái Bình Dương (tháng 10/2022), Đối thoại Nhân quyền (tháng 11/2022), Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng tại Washington, D.C. (tháng 3/2023).
Trong các trao đổi, phía Hoa Kỳ nhất quán khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”; tiếp tục đánh giá cao vai trò của Việt Nam và coi trọng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, hướng tới nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp. Phía Hoa Kỳ tiếp tục đánh giá cao vị trí và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc và trong ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.
Về kinh tế - thương mại - đầu tư
Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 07 của Mỹ đồng thời là đối tác lớn nhất ở khu vực ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương tăng bình quân khoảng 16%/năm. Tính từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, tăng trưởng thương mại hai nước đã tăng từ 450 triệu USD năm 1995 lên mức hơn 123 tỷ USD năm 2022.
Thời gian gần đây thương mại song phương tăng trưởng mạnh với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt hơn 123,86 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021 (xuất khẩu từ Việt Nam sang đạt hơn 109,3 tỷ USD; nhập khẩu đạt gần 14,4 tỷ USD), góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 2022 đạt mức kỷ lục (vượt mốc 700 tỷ USD). Năm 2022 đánh dấu bước ngoặt khi lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường đạt mốc hơn 100 tỷ USD.
Kim ngạch thương mại song phương 7 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 60,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 52,4 tỷ USD (giảm 21,8% so với cùng kỳ 2022), xuất siêu 44,3 tỷ USD (giảm 24% so với cùng kỳ 2022), nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD.
+ Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đến 2023 Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11/108 nước đầu tư tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng (khoảng 1200 dự án, tổng vốn đạt gần 11,4 tỷ USD). Trong năm 2022, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt 748 triệu USD, đứng thứ 8/108 trong số các nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2023, tổng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam khoảng 11,68 triệu USD.
+ Đầu tư Việt Nam sang Mỹ: Đến 2023 Việt Nam đang có 230 dự án đầu tư tại Mỹ, tổng vốn đăng ký 1,264 tỷ USD. Mỹ đứng thứ 7/80 nước và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.
Vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam thay đổi thay tình hình quan hệ chính trị - kinh tế giữa 2 nước, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo từng thời kỳ và tình hình kinh tế toàn cầu.
Các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với các đối tác Việt Nam trong những lĩnh vực Việt Nam quan tâm, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số, đầu tư công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
Trong năm 2023, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đang thực hiện kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam (tập đoàn P&G dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất nhà máy Bến Cát, AES dự kiến đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo; nhiều bang của Hoa Kỳ cho biết thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô;
- Hai bên duy trì trao đổi thường xuyên để tăng cường hợp tác, và thảo luận về triển vọng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới mà mỗi bên có nhu cầu, trong đó có ngành bán dẫn. Hai bên cũng đối thoại thẳng thắn, thực chất và xây dựng để giải quyết các vấn đề và vụ việc tồn đọng trong quan hệ thương mại. Đáng chú ý, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ (tháng 11/2022). Ở tầm khu vực, Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia thảo luận cùng Hoa Kỳ và các đối tác khác về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng.
Hợp tác an ninh - quốc phòng được duy trì ở mức phù hợp với nội dung hợp tác đa dạng, nổi bật là hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, và nâng cao năng lực hàng hải. Hai bên tổ chức thành công Đối thoại Chính sách Quốc phòng trực tiếp và thông qua Kế hoạch hành động quốc phòng 2022 – 2024. Trong các cuộc trao đổi, hai bên nhất quán đánh giá cao quan hệ an ninh – quốc phòng song phương; nhất trí thúc đẩy hợp tác trong nhiều nội dung quan trọng. Hai bên tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại thường niên và phối hợp thúc đẩy Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 23.
Vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn là ưu tiên. Hoạt động tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ (MIA), tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam, xử lý dioxin, hỗ trợ người khuyết tật tiếp tục được đẩy mạnh. Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai Bản Ghi nhớ Ý định (MOI) về hợp tác nâng cao năng lực giám định hài cốt trong chiến tranh. Hai bên ký Kế hoạch hành động về hợp tác nâng cao năng lực giám định hài cốt trong chiến tranh cho Việt Nam.
Hợp tác giáo dục đạt được nhiều bước tiến tích cực thời gian gần đây với việc hai bên thúc đẩy hợp tác giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ. Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) công bố khoản ngân sách của Chính phủ Hoa Kỳ trị giá 37 triệu USD cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) vay để xây trường ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; hai bên phối hợp triển khai đợt tình nguyện viên Hoa Kỳ đầu tiên vào Việt Nam giảng dạy tiếng Anh (tháng 10/2022). Hiện nay Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương.
Các lĩnh vực hợp tác khác
Hợp tác y tế và ứng phó với COVID-19 và phục hồi sau dịch tiếp tục là điểm sáng, đặc biệt là trong việc hỗ trợ lẫn nhau về trang thiết bị y tế, tiếp cận vắc-xin, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh và bảo hộ công dân. Đến nay, Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Việt Nam hơn 40 triệu liều vắc-xin, trong đó có gần 39 triệu liều thông qua cơ chế COVAX; chuyển cho Việt Nam 111 tủ lạnh âm sâu để bảo quản vắc-xin Pfizer; đề xuất viện trợ bộ xét nghiệm nhanh CUE do Hoa Kỳ sản xuất; và phối hợp chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA mới nhất và thuốc điều trị cho đối tác Việt Nam. USAID đã tài trợ lắp đặt hệ thống oxy lỏng ở bệnh viện Bạch Mai nhân chuyến thăm của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman. Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á đặt tại Hà Nội (khai trương nhân chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris) tiếp tục hoạt động tích cực, và nhận được sự quan tâm của nội bộ Hoa Kỳ.
Ngoài ra, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ để ta đạt mục tiêu tại COP-26 và cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tại COP27 và tích cực chuẩn bị thành lập Nhóm công tác song phương về biến đổi khí hậu.
Về hợp tác khu vực và quốc tế
Hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như vấn đề Mê Công, Myanmar, Triều Tiên, phòng chống đại dịch COVID-19; đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và trong các cơ chế của ASEAN. Đáng chú ý, Việt Nam và Hoa Kỳ đã phối hợp thúc đẩy các bên liên quan đạt đồng thuận để nâng cấp quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 10 tại Campuchia (tháng 11/2022).
Ông Hà Kim Ngọc - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất là tôn trọng thể chế chính trị của nhau" là nguyên tắc quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được nêu rõ trong tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Hành trình hơn 10 năm kể từ sau tuyên bố chung này đã cho thấy những phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Và chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày mùng 10 – 11/9 của Tổng thống Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ 2 nước."
Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện và lần đẩu tiên cả Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam trong một nhiệm kỳ. Đây là sự tiếp nối truyền thống trong gần 30 năm quan hệ Việt Nam – Mỹ, đó là các đời Tổng thống Mỹ đương nhiệm đều đi thăm Việt Nam. Chuyến thăm cho thấy hai bên rất coi trọng nhau trong chính sách đối ngoại và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói riêng. Phía Mỹ coi trọng thể chế chính trị của Việt Nam, coi trọng vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Việt Nam và đây cũng là cột mốc rất quan trọng trên hành trình nỗ lực chung của hai nước để hiện thực hóa mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong bức thư tháng 2 năm 1946 gửi Tổng thống Mỹ Truman đó là Việt Nam có quan hệ hợp tác đầy đủ với Mỹ.
Ông MARC KNAPPER – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong nhiều năm qua là dựa trên sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và thể chế chính trị của nhau. Chúng ta không chỉ nhìn lại những thành tựu, mà còn tìm cách tiếp tục phát triển mối quan hệ trong thế kỷ XXI, đáp ứng nhu cầu, không chỉ của người dân Mỹ, mà còn của người dân Việt Nam; giúp hai nước thịnh vượng, an toàn và đảm bảo chúng ta có lực lượng lao động và các mối quan hệ kinh tế đóng vai trò quan trọng, đảm bảo thành công của hai nước với tư cách những người bạn.
TIỂU SỬ TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ JOE BIDEN 1. Thông tin cá nhân: - Tên đầy đủ: Joseph Robinette Biden Jr. - Sinh ngày: 20/11/1942 tại Scranton, bang Pennsylvania (Mỹ). - Học vấn: Cử nhân ngành Khoa học Chính trị, Đại học Delaware (1965), bằng luật Đại học Syracuse, New York (1968). - Gia đình: Đã kết hôn và có 4 người con. 2. Quá trình công tác: 1968: Được cấp bằng luật sư, mở văn phòng luật; 1970-1972: Được bầu vào Hội đồng thị chính hạt Newcastle, bang Delaware; 1973: Đắc cử Thượng nghị sỹ đại diện bang Delaware, trở thành Thượng nghị sỹ trẻ thứ 6 trong lịch sử Mỹ, sau đó tái đắc cử 6 lần, từng giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại (2001-2003 và 2007-2008), Chủ tịch Ủy ban Tư pháp (1987-1995); 2009-2016: Phó Tổng thống dưới thời Chính quyền Tổng thống Obama 2017-2019: Diễn giả, viết sách, tham gia các hoạt động từ thiện; 4/2019: Tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ 2020; 11/2020: Đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2025, trở thành Tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử Mỹ (78 tuổi); Ngày 25/4/2023, Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ hai. |
Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.
Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary chủ trì Lễ khánh thành công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia.
0