Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu khu vực
Báo cáo Hội nhập Kinh tế Châu Á 2025 cho thấy, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như công nghiệp điện tử, ô tô, hóa chất và viễn thông.
Đáng chú ý, ASEAN, bao gồm Việt Nam, đã vượt Trung Quốc về giá trị các dự án đầu tư mới trong vòng 5 năm qua. Không chỉ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị khu vực (RVC).
Tuy nhiên, so với Thái Lan và Malaysia, Việt Nam vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và nâng cao chất lượng chuỗi giá trị là điều kiện cần thiết.
Với chiến lược phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực trong thập kỷ tới.
Kinh tế tư nhân đang là khu vực đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển, khiến doanh nghiệp khối này “chậm lớn”.
Chính phủ đã thông qua đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội nhằm thiết lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam vào năm 2035.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) ngày 28/3 đã điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 18/4 thay vì ngày 1/4 theo thông báo trước đó.
Theo quy định của EU, các hãng hàng không sử dụng 2% nhiên liệu SAF vào hỗn hợp nhiên liệu, sau đó tăng lên 6% vào năm 2030 trước khi lên mức 70% từ năm 2050.
Kịch bản tốt nhất của VN-Index năm nay là mốc 1.539 điểm còn nếu thị trường thận trọng hơn, VN-Index có thể ở ngưỡng 1.450 điểm.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có những phản ứng mạnh mẽ trước mức thuế quan mà chính quyền Mỹ đưa ra.
0