Xử phạt hơn 40 nghìn tài xế vi phạm nồng độ cồn
Cụ thể, từ ngày 15/11 đến 14/12, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã lập biên bản xử lý 40.079 trường hợp vi phạm nồng độ cồn các loại; so với cùng thời gian trước liền kề tăng 2.771 trường hợp.
Trong thời gian này, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 266.002 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền gần 500 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 46.661 trường hợp; tạm giữ 3.479 ô tô, 66.709 mô tô, 8 phương tiện thủy. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 16.888 trường hợp, tiền phạt tăng gần 50 tỷ đồng.
Trên đường bộ, Cảnh sát giao thông xử lý 259.624 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 475 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 46.638 trường hợp; tạm giữ 3.479 ô tô, 66.709 mô tô.
Về vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng, lực lượng đã xử lý 10.408 trường hợp, so với cùng thời gian trước liền kề tăng 1.279 trường hợp. Về vi phạm tốc độ, lực lượng đã xử lý 42.962 trường hợp, so với cùng thời gian trước liền kề tăng 6.523 trường hợp.
Ngoài ra, Cảnh sát giao thông đã xử lý 220 trường hợp người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
0