Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã là "tết giết sâu bọ" do có nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.
Ở nhiều làng quê vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên đán, có lẽ "Tết diệt sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Một số tục lệ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ thường là những loại quả đầu mùa như mận, vải, dưa hấu, dứa...rượu nếp, bánh tro hay chè hạt sen....
Người xưa thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch. Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.
Ở một số địa phương, theo lệ, vào chính Ngọ (12h trưa), người dân đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.
Ngày xưa, có nơi còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... trẻ nhỏ chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để tránh đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã dần bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và đi hái lá thuốc.
Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống của từng miền mà hoa quả và món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc thì rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món không thể thiếu. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, họ làm cơm rượu bằng phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn. Ngoài ra, người miền Trung còn coi Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình nên các món ăn còn có thêm bánh tráng, chè kê và đặc biệt không thể thiếu bánh ú tro.
Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Theo truyền thống của người miền Nam, thì thịt vịt cũng là món ăn không thể thiếu cho ngày lễ này.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0