2 trẻ suy thận do tự ý chữa bệnh bằng thuốc nam

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị hư thận và suy thận nặng do gia đình tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Nguy hại đến từ những thang thuốc Nam, thuốc Bắc không rõ nguồn gốc

Ngày 4/12, bé trai T.X.H (6 tuổi, Hà Nội) vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng phù nề ở vùng chân và mặt, có nguy cơ quá tải dịch. Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cho biết suốt 2 tháng qua gia đình không cho trẻ đi khám khi trẻ có biểu hiện sưng phù mắt, tay, chân, mà tự ý điều trị bằng thuốc nam và châm cứu theo phương pháp dân gian truyền miệng.  Bệnh tình của trẻ không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, trẻ mệt mỏi, tiểu ít, tăng cân nhanh bất thường (tăng đến 6-7kg – tức khoảng 20% cân nặng trong một thời gian ngắn).

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã chẩn đoán lâm sàng và làm một số xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư tiên phát và được chuyển đến điều trị tại Khoa Thận và Lọc máu – Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ của hội chứng thận hư tiên phát không đơn thuần, đến ngày 6/12, tình trạng trẻ đã dần ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, em N.A (15 tuổi, Thanh Hóa) được chuyển đến lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn. Trước đó, hồi tháng 2 bố mẹ phát hiện chân em bị phù nên có cho em đi khám tại 2 bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán là mắc hội chứng thận hư.

Gia đình về điều trị tại Bệnh viện địa phương, nhưng do thấy kết quả chưa được như mong muốn nên đã không tuân thủ phác đồ của bác sĩ mà tự ý chuyển sang dùng thuốc Nam và cả thuốc Bắc. Được khoảng 2 tháng thì thấy sức khỏe em ngày một yếu đi, chân phù nặng hơn, cơ thể mệt mỏi.

Ngày 4/12, em N.A. suy hô hấp, tăng huyết áp phải thở oxy để chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Ngay khi tiếp nhận, em đã được các bác sĩ Khoa Thận và Lọc máu làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim, điện tim và chạy thận cấp ngay trong đêm để đảm bảo tính mạng.

Bệnh nhi được chạy thận nhân tạo ngay trong đêm nhập viện.

Theo BS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Do bệnh nhi N.A đã suy thận mạn 3 tháng nay không uống thuốc đều và dùng thuốc nam nên tình trạng rất nặng, sẽ phải chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 ngày, sau đó sẽ chuyển sang thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Trẻ vẫn có cơ hội được chữa trị nhưng sẽ là một cuộc chiến lâu dài và cần được thay thế thận.”

BS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cha mẹ nên cho con đi khám khi phát hiện dấu hiệu bệnh và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số rất nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, 80% trẻ thận hư có thể hồi phục hoàn toàn. Phác đồ điều trị bệnh thận hư cần được tuân thủ từ 3-6 tháng mới đem lại hiệu quả. Cha mẹ nên tìm hiểu để nắm được một số biểu hiện của hội chứng thận hư, cần đi khám ngay nếu nghi ngờ bệnh và phải khám đúng lịch hẹn định kỳ để biết được diễn biến bệnh, sớm điều trị khỏi bệnh.

Phụ huynh không nên vì quá sốt ruột mà nghe những lời mách bảo, quảng cáo về các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng điều trị, khiến con gặp nhiều biến chứng khôn lường.

Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn albumin bị mất qua nước tiểu. Lượng albumin mất này đủ để gây ra  giảm albumin trong máu.  Albumin có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Khi lượng albumin trong máu đủ thấp, nước sẽ thoát ra mô kẽ và gây ra phù. Phù có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của cơ thể và ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Những vùng này gồm mắt, bụng, 2 chi dưới và bìu.

Biểu hiện đặc trưng của hội chứng thận hư là tình trạng phù: Đầu tiên xuất hiện ở mi mắt, mặt rồi lan đến toàn thân, gây nên tràn dịch màng phổi, màng bụng, và tràn dịch tinh hoàn, Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo:

  • Tiểu ít, nước tiểu đục có nhiều bọt.
  • Tiểu ra máu
  • Tăng huyết áp, tăng cân nhanh
  • Ho, khó thở, đau bụng, sốt. 
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng tại thành phố, tăng 34 trường hợp so với tuần trước, bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Trong những năm gần đây, ngành y dược của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác điều trị và trang thiết bị y tế ngày càng tiên tiến, hiện đại. Để có được những kết quả đó, là nhờ vào sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành và những sự kiện kết nối doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước thông qua các sự kiện hội thảo, triển lãm quốc tế về lĩnh vực này.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ban Tuyên giáo trung ương đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt tới 95% dân số vào năm 2025.