2024 là năm phục hồi kinh tế

Năm 2023, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) nhưng lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường lại cao kỷ lục. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng khó khăn, xuất khẩu giảm.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Do đó, năm 2024 được kỳ vọng là năm "tăng tốc" để hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, cũng là giai đoạn nền tảng giữa kỳ hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng lạc quan hơn, lạm phát được kiểm soát.

Năm 2023, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6% trong năm 2024. Trong đó, một số động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, thu hút FDI được dự báo có triển vọng tươi sáng trong năm 2024.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã vượt qua một năm khó khăn với mức tăng trưởng 5,05% mở ra triển vọng đầy hứa hẹn trong năm 2024. Nhiều lĩnh vực sản xuất đang thu hút dòng vốn đầu tư (FDI) vào Việt Nam và mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động.

2024 là năm phục hồi kinh tế

Theo các chuyên gia, năm 2023, Việt Nam đã đi trước cắt giảm lãi suất để đón sự đồng pha của toàn cầu. Với khu vực xuất khẩu, vùng đáy xuất khẩu đã qua và bắt đầu chu kỳ hồi phục mới. Việt Nam đã tiếp cận với năng lượng sạch nhưng chưa có nhiều cơ chế chính sách. Do đó, còn nhiều cơ hội mới để làm động lực tăng trưởng những năm tiếp theo.

Để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024, các chuyên gia nhấn mạnh, cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài trùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém.

Quan trọng hơn, phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới mà điểm nhấn là đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là hướng dẫn thực hiện các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng và cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.

Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.

Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.

Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đều hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh, dẫn đến khó khăn trong khả năng tiếp cận vốn.